Có nên ”xử” hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?

Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia quy hoạch hạ tầng bức xúc: “Cái vô lý nhất của Cát Linh – Hà Đông là làm trên cao nhưng chi phí ngang với làm ngầm. Và nữa, với tốc độ như vậy, nó hoàn toàn không thể thay thế xe bus trong giao thông đô thị”.

1. ĐẮT VƯỢT NGOÀI MỌI SỰ TƯỞNG TƯỢNG

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,1 km có giá là 900 triệu USD. Bình quân tương đương 69 triệu đô/km. Sự đắt đỏ có lẽ không kém sự nâng khống giá trong vụ AVG: từ 500 tỷ lên 8900 tỷ (gần 18 lần).

2. GÁNH NỢ KHỔNG LỒ

Theo công văn Bộ Tài chính gửi cho Bộ GTVT, hàng năm Bộ GTVT phải trả cho Trung Quốc 28,8 triệu USD cho khoản vay ưu đãi từ China EximBank (250 triệu USD), trong vòng 9 năm. Chưa tính khoản 419 triệu USD khác nữa đã vay trước đó của Trung Quốc.

Như vậy, tính gộp thô khoản vay 419 triệu cùng điều kiện như khoản vay 250 triệu, thì hàng năm Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 77,0688 triệu USD liên tục trong 9 năm. Một gánh nợ khổng lồ.

3. QUÁ CỒNG KỀNH VÀ LẠC HẬU

Theo chủ đầu tư, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.

Quá cồng kềnh cho thời bao cấp. Đừng nói đến thời Công ngiệp 4.0.

Chưa xây xong đã vội gỉ sét

Bạt che chắn công trình rơi xuống làn đường xe lưu thông gây mất an toàn giao thông.
4. QUÁ CHẬM

Tàu trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80km/h đã là rất chậm. Thế mà vận tốc khai thác bình quân là 35km/h, từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh (dài 13km) trung bình hết 20 phút, lại càng quá chậm.

5. KHÔNG BAO GIỜ HÒA VỐN

Dự kiến sử dụng 10 đoàn tàu để khai thác. 5-6 phút một chuyến. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, dự kiến có 500 khách (120 khách/toa, có thông tin nói sức chứa lý thuyết 250 khách/toa là điều khó có thể). Giá vé 15.000 đ/lượt.

Cộng với chi phí cho hơn 700 người phục vụ. Cộng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Nhắm mắt cũng biết là nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn.

6. KHÔNG AN TOÀN

Trên tất cả – đắt đỏ, cồng kềnh, lạc hậu, chậm chạp, xấu mã… là không an toàn. Đây là điều liên quan đến tính mệnh hành khách, một nguy cơ thường trực treo trên đầu không chỉ người đi trên tàu, mà cả người đi dưới đường và cư dân sống dọc theo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Đây là đường ống thoát nước (hoặc máng cáp điện) của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Không ai tưởng tượng nổi một hệ thống đường sắt có giá gần 1 tỷ đô mà nó được làm một cách bố láo thế này.

Chỉ có 13km mà hơn 10 năm làm vẫn chưa xong, đội vốn gấp 3 lần và kết quả là chúng ta nhận được 1 sản phẩm thế này đây. Sẽ còn nhiều thứ tồi tệ chờ đón chúng ta khi cái sản phẩm quái thai này đi vào vận hành. Tất cả những thứ dính đến bọn Tàu đều có chung kết quả là KHỐN NẠN!

Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem baắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là 1 đồng”. Theo bạn, từ 6 điểm trên, có nên b ắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?

Nguồn: Ls Nguyên Danh Huế

Tags: Cát Linh – Hà Đông, nhà thầu Trung Quốc, Trung Cộng, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.