Có bao nhiêu địa phương xảy ra gian lận như Hà Giang?
Ngay lúc này thì điều này chưa thể giải mã được và trong kỳ thi 2 trong 1 năm 2018 này thì điều đó cũng chưa thể có được kết luận. Nếu có sự mất công bằng tại các địa phương khác trong kỳ thi vừa qua thì âu cũng là chuyện tại số phận mà thôi. Song, với cách đặt vấn đề này để nói rằng: Hà Giang là địa phương không may bị phát hiện vấn đề này và cũng là địa phương mà từ nay về sau mỗi khi nhắc đến vấn nạn trong giáo dục thì nhiều người sẽ nhắc đến. Vậy nhưng, như đã nói, Hà Giang làm được thì địa phương khác cũng làm được. Vậy nên, điều cần bây giờ là có một cơ chế kiểm soát có tính tổng thể và có tính chung. Nó chỉ nên được bắt đầu tại Hà Giang và sau đó thực hiện chung tại tất cả các địa phương khác. Đừng vì Hà Giang bị phát hiện mà lãng quên hay mất cảnh giác tại các địa phương khác.
Nói về thủ đoạn thực hiện hành vi nâng điểm thi Trung học phổ thông tại Hà Giang một cách có chủ đích, đại diện của Cục A83 Bộ Công an, đồng thời là thành viên của đoàn công tác liên ngành của Bộ GD&ĐT và Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 cho hay:
“Theo đó, ông Lương được Sở GD&ĐT Hà Giang phân công sử dụng máy tính để quét trắc nghiệm. Ngày 27/6, sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án các môn thi, ông Lương tải đáp án về và lưu trong máy.
Điều tra ban đầu cho thấy lúc này, có nhiều tin nhắn gửi số báo danh thí sinh và mức điểm đến số điện thoại ông Lương để nhập vào máy tính. Quy trình thực hiện khoảng 6 giây cho một trường hợp.
Ông Khương cũng cho hay quy trình thanh tra của Bộ GD&ĐT, sở và của công an giám sát chưa chặt chẽ khi để ông Lương xử lý tất cả, trong khi thành viên ban giám sát ở đó. Những thành viên tham gia về cơ bản không nắm được thao tác, quy trình nên để ông Lương qua mặt.
Ông Lương đã có thời gian hơn 2 tiếng (từ 12h đến 14h38 ngày 27/6) chuyển toàn bộ hòm bài thi trắc nghiệm và máy tính về phòng khảo thí. Trong thời gian này, ông này đã mở ổ khoá niêm phong, rút bài ở túi và sửa đáp án.
Quá trình theo dõi lại camera lắp tại Sở GD&ĐT Hà Giang chưa phát hiện thêm cá nhân nào cùng tham gia với ông Lương trong khoảng thời gian này” (Theo Zing).
Từ điều chỉ ra này, chúng ta sẽ thấy một thực tế là quy trình kiểm soát việc chấm điểm thực sự đang có vấn đề.
Thực chất, để đảm bảo công bằng và khách quan khâu này thì ngay từ đầu Bộ Giáo dục & đào tạo đã có quy định giám sát, kiểm soát để đảm bảo không xảy ra tiêu cực, khuất tất. Việc giám sát ngoài đại diện của cơ quan quản lý, nhà chuyên môn thì còn có sự góp mặt của cơ quan Công an, tuy nhiên thực tế thì chỉ có một số ít trong đó được tham gia vào khâu này, còn đa số thì có mặt để đảm bảo đủ thành phần và ký vào biên bản khi cơ quan chủ quản yêu cầu.
Chính việc có kẻ hở này nên khi bất cứ một ai có động cơ xấu và vụ lợi thì họ sẽ dễ dàng thực hiện. Cho nên, việc để xảy ra tình trạng khuất tất trong thi cử tại Hà Giang xuất phát từ sự lỏng lẻo trong cơ chế kiểm soát. Chúng ta thiết lập tổ chức để kiểm soát nhưng quên mất quy định chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong đó là gì? Trong khi điều này lại hết sức quan trọng nếu không nói là cực kỳ quan trọng.
Và điều gì sẽ đến đã đến, sự vụ lợi của chính người trong cuộc đã làm biến tướng kết quả thi cử chỉ để nhằm các mục đích, mục tiêu khác nhau.
Nếu như sự việc xảy ra cách đây khoảng 3 – 5 năm thì sẽ câu chuyện sẽ không được đề cập nhiều, hoặc có nói thì cũng là câu chuyện của một tỉnh. Nhưng nó sẽ khác đi, quan trọng và gia tăng sự ảnh hưởng hơn kỳ thi Trung học phổ thông và đại học, cao đẳng đã được gộp làm 1 (2 trong 1). Sự mất công bằng vì thế được tăng diện hơn rất nhiều, nó trực tiếp ảnh hưởng sự cạnh tranh vào các trường đại học, cao đẳng. Trong khi nhiều người học thực, điểm thực sẽ không có cơ hội được vào các trường đại học theo ý muốn, nguyện vọng thì những thí sinh được nâng điểm này sẽ hớt tay trên, lấy đi cái mà lẽ ra phải thuộc về người khác. Và xin nói luôn, trong nhiều sự bất công thì sự bất công trong giáo dục gây nên nhiều hệ lụy nhất. Đó không chỉ là sự công bằng giữa các thí sinh với nhau mà hệ lụy nó để lại cũng không hề nhỏ.
Rồi đây với số điểm được nâng cao ngất ngưởng này, các thi sinh được nâng điểm tại Hà Giang nầy có thừa cơ hội để vào Bách Khoa, Đại học Y và các trường Công an? Song, đã ai nghĩ với cái học lực mà điểm thi chỉ dừng lại ở con số cực kỳ khiêm tốn (1, 1,5, 2) nầy thì các em sẽ học ra sao? Rồi, liệu chính những thí sinh này có thể trở thành những nhân tố gây tiêu cực trong học đường với những trò xin điểm, chạy điểm hay không? Rồi khi các em tốt nghiệp ra thì các em cố gắng đến mấy đi nữa nhưng các em có đủ sức làm trọn phận sự cái nghề mình được đào tạo? (chưa nói là làm tốt)… vân vân và vân vân….
Cho nên, Mõ hết sức đồng tình với quan điểm cho rằng: Đấy là một sự việc hết sức nghiêm trọng và Bộ Giáo dục & đào tạo không còn cách nào khác phải xử nghiêm và đồng thời phải thiết lập ngay cơ chế kiểm soát nếu không muốn điều này được tái lập vào năm sau và nhiều năm sau đó nữa. Đó là cách duy nhất chúng ta lấy lại sự trong sáng cho kỳ thi quan trọng bậc nhất đời học sinh này và lấy lại “nguyên lý” Giáo dục là quốc sách, là con đường ngắn nhất để quốc gia vươn tới sự phát triển, nếu không muốn tụt hậu và chậm tiến mãi.
Một chi tiết xung quanh sự việc này cũng cần được nêu lên, đó là liệu Hà Giang là địa phương duy nhất có trò nâng điểm kiểu này hay đây chỉ là địa phương bị phát hiện; còn nhiều địa phương khác dù xảy ra điều này nhưng có chăng chưa bị bại lộ, phát hiện và thanh tra?
Ngay lúc này thì điều này chưa thể giải mã được và trong kỳ thi 2 trong 1 năm 2018 này thì điều đó cũng chưa thể có được kết luận. Nếu có sự mất công bằng tại các địa phương khác trong kỳ thi vừa qua thì âu cũng là chuyện tại số phận mà thôi. Song, với cách đặt vấn đề này để nói rằng: Hà Giang là địa phương không may bị phát hiện vấn đề này và cũng là địa phương mà từ nay về sau mỗi khi nhắc đến vấn nạn trong giáo dục thì nhiều người sẽ nhắc đến. Vậy nhưng, như đã nói, Hà Giang làm được thì địa phương khác cũng làm được. Vậy nên, điều cần bây giờ là có một cơ chế kiểm soát có tính tổng thể và có tính chung. Nó chỉ nên được bắt đầu tại Hà Giang và sau đó thực hiện chung tại tất cả các địa phương khác. Đừng vì Hà Giang bị phát hiện mà lãng quên hay mất cảnh giác tại các địa phương khác.
Vạn thế sư biểu Chu Văn An đã rất chí lí khi nói rằng: Sẽ là bất hạnh cho quốc gia nào khi gặp vào 2 điều: (1) trò không trọng thầy và (2) trí thức quay lưng với chế độ. Ở đây chúng ta chưa đến nỗi trò không tôn trọng thầy, đạo học đang được đề cao và có xu hướng tăng tiến, dù vẫn còn chuyện này chuyện khác. Nhưng nếu chúng ta lãng quên, xem nhẹ vấn đề này thì xin thưa việc nó tiến tới “trò không trọng thầy” chỉ còn một khoảng cách rất ngắn. Bởi lẽ, một khi người học xem chuyện thi cử chỉ là trò gian lận, nơi khuất tất xảy ra thì thử hỏi sẽ còn ai cố gắng học, thi cử cho tốt? Nền đạo học, các giá trị học tập bị lung lay, không được coi trọng thì tất yếu trò sẽ không trọng thầy mà thôi.
(Theo Mo Lang)