“Cấp trên bảo sai thì là sai”, tư duy áp đặt, chà đạp lên nhân phẩm giáo viên kiểu ấy thì sẽ dạy gì cho học sinh?

Một Thầy giáo ở huyện Đầm Dơi về TP Cà Mau mua được 2 hộp khẩu trang. Mỗi hộp 50 cái giá 130 nghìn đồng, mỗi cái 2.600 đồng. Thầy “bán” lại cho học sinh mỗi cái 3.000 đồng, đã bán “trót lọt” 20 cái trong hai ngày, “lời” tổng cộng 8 nghìn đồng/20 cái.

Có ai đó “tố giác”, nhà trường và đồng nghiệp họp kiểm điểm, Thầy nhận sai và hứa không tái phạm. Thầy bảo “tôi chỉ chia sẻ với học sinh, còn cấp trên bảo sai thì là sai”. Cục quản lý thị trưởng Tỉnh chỉ đạo lập biên bản sự việc. Phòng Giáo dục huyện bảo kiểm điểm là đúng. Báo chí giất tít “KIỂM ĐIỂM MỘT THẦY GIÁO BÁN KHẨU TRANG KHÔNG ĐÚNG GIÁ QUI ĐỊNH” !!!

Tình đồng nghiệp ở cái trường này còn đáng sợ hơn con virus corona.

Ban Giám hiệu Nhà trường óc bằng quả nho. Lẽ ra phải biểu dương Thầy chứ, vì đã mua giúp khẩu trang cho học sinh.

Tôi nói thế có nghĩa là tôi đã vơ đũa cả nắm, vơ cả chính mình và biết bao người bạn của mình còn đang rất tốt, đang sống vì cộng đồng, vì lòng bao dung và nghĩa lớn chăng? Không! Xung quanh ta vẫn còn biết bao người bạn rất tốt… Nhưng nhìn toàn cảnh thì tôi rất đồng ý với bao ý kiến rằng xã hội đã mạt pháp thì lòng nhân ái, bao dung đã trở nên khan hiếm, cạn kiệt. Người Việt Nam giờ ác lắm! Tàn nhẫn lắm!

Tôi vốn không hay để ý đến chuyện vụn vặt nhưng từ hôm qua tới giờ, tôi vẫn thường xuyên va mắt vào những Status lên án một thầy giáo “bán khẩu trang” cho học trò giá “cắt cổ”. Thầy mua 2,600 đồng, bán cho trò 3000 đồng. Thầy bị Ban giám hiệu, đồng nghiệp kiểm điểm và tung ra ngoài xã hội rêu rao, bêu xấu… Té nước theo mưa, bao người lại lôi tiếp tội của một số giáo viên biến chất, tồi bại xếp ngang hàng với thầy để mà nhấn, đạp, dập vùi… Thế có nên không nhỉ?

Tôi nhớ cái thời trước và sau 1975, không một giáo viên nào không nuôi lợn trong nhà và bỏ mối hay buôn bán thêm, làm thêm một số nghề khác để kiếm sống, chứ cái đồng lương khốn khổ kia làm sao nuôi đủ miệng mình, mà còn kéo theo bố mẹ, con cái nữa…Và chính tôi, sáng dạy, chiều lên nương rẫy trồng trọt… về đến Hà Nội còn phải tranh thủ bỏ mối hàng đến tận năm 2005 mới nghỉ. Thế mới có mà sống, mà dựng được gian nhà để chui ra rúc vào bây giờ. Mồ hôi, công sức mình đổi trác mới có chứ tham ô, tham nhũng được của ai? Dạy thêm ngày chủ nhật được mấy năm đầu rồi thôi vì sợ mang tiếng…

Còn thầy giáo kia, bỏ công sức, xăng xe đi mua (2,600 đồng + xăng 400 đồng) thu lại của học trò = 3000 đồng, mà thầy mới bán được 20 cái; 20 cái x 3000 đồng = 60. 000 đồng. Vậy, thầy có lấy lãi học trò đâu mà lôi nhau ra kiểm điểm, mà bêu xấu khắp trong ngoài nước? Đây có phải là cách hành xử của người có học không? Giáo dục mà phi giáo dục, phi nhân bản thì là giáo dục gì? Đúng là con CoVid gây chết người không bằng CON ĐỒNG NGHIỆP! ĐỒNG CHÍ của mình. Tồi tệ lắm thay!

Cục quản lý thị trường Tỉnh thật rỗi hơi, con voi chui qua – con kiến không lọt, phí tiền thuế dân nuôi. Lỗi này là do ngân hàng nhà nước nhé, vì đã không in loại tiền mệnh giá 400 đồng để Thầy thối lại cho mỗi học sinh nhé.

Thầy giáo cũng có lỗi rất lớn, đó là lỗi “BIẾT KHÔNG CÓ LỖI VẪN NHẬN LỖI”, với cái tư duy “cấp trên bảo sai thì là sai”. Tư duy kiểu ấy, áp đặt kiểu ấy, chà đạp nhân phẩm giáo viên kiểu ấy, nhà trường sẽ dạy gì cho các thế hệ học sinh ngoài sự cúi đầu chấp nhận đè nén, tư tưởng cầu an luôn song hành với hèn yếu nhu nhược (giận thì giận, mà thương thì vẫn thương Thầy lắm”.

Theo FB Lã Minh Luận / FB Phạm Cầm Thu