Bắt trẻ mẫu giáo, tiểu học, THCS đi học vào mùa này, đó là t.ội á.c

“Hân hoan”: Đó là tính từ mà báo chí nói về tâm trạng vui thích của học sinh mầm non, tiểu học, thcs phải đến trường những ngày này tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên.

Cho tôi hỏi, có đứa trẻ nào “hân hoan” khi phải đi học, tụ tập đông người một cách “chủ động” vào mùa dịch này hay không?

Trước đó không lâu, Vĩnh Phúc là nơi có tâm dịch phải cách ly cả xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên).

Tưởng chừng sẽ khiêm nhường hơn, cảnh giác cao độ hơn, sợ sệt nhiều hơn.

Nhưng không! Vĩnh Phúc đi đầu cả nước, cho các khối bắt đầu đi học lại, kể cả mầm non, mặc dù các tỉnh khác đều cho lứa nhỏ dưới THPT nghỉ học đến hết 15/3, xem xét tình hình rồi mới dám quyết định đi học hay nghỉ tiếp.

Nhìn bọn trẻ nhỏ xíu, đeo khẩu trang giữa thời tiết còn lạnh, ẩm, hít mùi thuốc xịt khuẩn nghĩ thôi đã rợn. Nhiều khi tự hỏi, sao mà ích kỉ đến thế, vô cảm đến thế, mà bắt chúng đến trường giữa những ngày cả nước đang tận cùng “hoang mang”.

Đến người lớn còn phải tự hỏi mình, làm sao để giữ bản thân được an toàn? Khi những ca bệnh gần nhất, đều do lây nhiễm khi phải tụ tập đông người, tiếp xúc quá gần với nhau, và gần như không được báo trước.

Lớp học giữa mùa này, có khác gì khoang máy bay hạng C VN0054, khi phải giao tiếp liên tục, học sinh ngồi cách nhau chưa đến 2 gang tay!

Bọn trẻ còn bé lắm, sao cứ ép đi học thời điểm này để làm gì vậy?

Nhìn Đồng Nai là tỉnh đầu tiên cho học sinh nghỉ học đến hết 4-4.

Hay Phú Yên cho học sinh, sinh viên nghỉ đến vô thời hạn vì dịch bệnh đang diễn biến khó lường, tất cả vì sức khoẻ và sự an toàn của các em.

Bộ GD-ĐT hôm nay cũng đã cam kết, sẽ có các ‘kịch bản’ khác nhau cho năm học, điều chỉnh thời gian năm học trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 đang phức tạp và rất có thể học sinh sẽ chưa thể đi học như dự kiến.

Qua đó,

Tôi mới hơn thấy hơn thua nhau là cái tầm của người lãnh đạo.

Nhất là lãnh đạo giáo dục!

Tệ lắm các bác ạ. Chỉ thương bọn nhỏ…

Nhà Báo Hoàng Nguyên Vũ