Bất ngờ: Lần đầu tiên Mỹ công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Lần đầu tiên Mỹ chính thức công nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam. Và Mỹ sẽ dùng khả năng của mình để bảo vệ tuyên bố này.

Sau 3 ngày làm việc chính thức giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Jim Mattis tại Mỹ tuần qua trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ có thông cáo chính thức về cuộc gặp gỡ trao đổi về mối quan hệ Mỹ-Việt.

“Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch về chuyến thăm chính thức ngày 8/8 để thảo luận mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt ngày càng gia tăng và những thách thức an ninh khu vực.”

“Bộ trưởng Mattis và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm mở rộng hợp tác hàng hải. Các Bộ trưởng cũng chỉ đạo các nhân viên của mình làm việc hướng tới việc sắp xếp một chuyến thăm đầu tiên của hàng không mẫu hạm tới Việt Nam khi các điều kiện kỹ thuật cho phép.”

“Bộ trưởng nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của duy trì hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và hợp tác Cảnh sát biển, bao gồm việc chuyển giao gần đây một tàu tuần duyên trước đây của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam.”

“Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ — Việt thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng pháp luật quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng hoan nghênh việc Việt Nam chủ động tham gia và ngày càng đóng vai trò tích cực tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương.”

Về nội dung xung quanh cuộc họp bàn được đưa ra trong bản thông cáo này, ông Scott Harbison Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đưa ra những lời phân tích rõ ràng hơn đi sâu vào từng chi tiết dựa trên lợi ích hợp tác giúp đỡ giữa Mỹ-Việt.

“Câu cuối cùng trong thông cáo có một ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt đối với sự thay đổi về mặt ngoại giao cũng như chiến lược quân sự trong mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vì các lợi ích chung, nó bao gồm việc tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như toàn thế giới.”

“Việc tôn trọng luật pháp là điều phải có giữa các nước, nhưng vấn đề mấu chốt và quan trọng là Quân đội Mỹ lần đầu tiên chính thức công nhận chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam. Và Mỹ sẽ dùng khả năng của mình để bảo vệ, thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu vì các lợi ích chung giữa các quốc gia.”

Ngoài ra, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia uy tín về Biển Đông sau khi xem xét nhiều khía cạnh bản thông cáo cũng nhận định thêm đây có thể là một bước ngoặt mới mở ra cho Việt Nam khi chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông được Mỹ công nhận một cách chính thức.

“Đây có thể là một bước tiến mới khi Mỹ nhấn mạnh chủ quyền quốc gia. Từ trước đến nay, chưa bao giờ Mỹ tuyên bố rằng Mỹ sẽ đụng vào chủ quyền quốc gia của một nước nào cụ thể hay chủ quyền cụ thể nào ở Biển Đông cả, nhưng lần này Mỹ đã công bố điều này một cách chính thức toàn phương diện.”

“Mỹ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng và họ tôn trọng điều đó, đặc biệt là chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Vì thế nếu thời điểm hiện tại chúng ta kết luận Việt Nam thân cô thế cô, hoặc là phải bỏ những dự án khai thác dầu khí trên biển….đều là những tầm nhìn ngắn hạn. Vấn đề dài hạn hơn là Việt Nam có những thay đổi tích cực để bảo vệ cho quyền lợi đất nước và cho cả thế giới phải ngả mũ công nhận điều đó.”