Báo Mỹ đặt nghi vấn về vụ việc trường Gate way

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) – tờ báo khá nổi tiếng và có lịch sử lâu đời tại Mỹ ngày 05/09/2019 đã có bài viết đặt nghi vấn về vụ việc bí ẩn trường Gate way chấn động dư luận tháng qua. Nội dung bài viết như sau:

Đến ngày 03/9, hai nhân vật chính trong vụ án liên quan đến cái ch.ế.t của bé Lê Hoàng Long, học sinh lớp 1 trường quốc tế Gate way tại Hà Nội, đã bị khởi tố với cùng tội danh vô ý làm ch.ế.t người. Bà Nguyễn Bích Quy người phụ trách đưa đón học sinh, người thường xuyên xuất hiện trên mặt báo sau khi vụ việc xảy ra, bị kh.ởi t.ố trước và bị bắt tạm giam. Còn tài xế Doãn Quý Phiến, người dường như ‘im hơi lặng tiếng’ sau vụ việc, bị kh.ởi t.ố sau một tuần và được cho tại ngoại.

Báo nhà nước trích lời cơ quan chức năng nói kết luận pháp y cho thấy em Lê Hoàng Long (6 tuổi), trong ngày đi học thứ nhì của em, đã t.ử v.o.ng vì su.y hô hấp và số.c nhiệt, chứ không phải do tác động ngoại lực.

Vụ án gây chú ý công luận đang dần đi đến hồi kết, nhưng những tranh cãi vẫn chưa dứt. Nhiều dấu hỏi đang được đặt ra liên quan đến việc khởi tố và bắt tạm giam bà Quy, đến trách nhiệm của nhà trường, và quy trình quản lý trẻ khi đến trường.

Theo báo chí trong nước, luật sư của bà Quy cho rằng bà không thuộc diện bắt buộc phải bắt tạm giam vì nằm ngoài các khoản quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015 như đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm, không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội, có hành vi mua chu.ộc, c.ư.ỡng é.p, x.úi gi.ục người khác khai báo gian dối…

Trao đổi với VOA về vấn đề này, luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho biết: “Thực tế, trường hợp bà Quy hoàn toàn không nằm trong diện các đối tượng được quy định phải bị bắt tạm giam như trên. Nhưng ở Việt Nam thì cơ quan điều tra vẫn có thể bắt tạm giam một người đã có quyết định khởi tố nếu họ thấy điều đó là cần thiết dù người đó không thuộc một trong các trường hợp như Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định”.

Không ít phụ huynh đặt câu hỏi về ‘sự phân biệt đối xử’ của cơ quan điều tra đối với bà Quy và ông Phiến trong vụ án này, như chia sẻ của chị Nguyễn Thị Phương:

“Tôi thì tôi không hiểu vì sao cơ quan điều tra lại thấy bà Quy là người cần phải bắt tạm giam trong khi ông Phiến thì lại không? Riêng tôi, tôi thấy hai người này nhân thân và trách nhiệm là như nhau. Phải chăng bà Quy hay xuất hiện trên báo chí sau khi vụ án xảy ra, nên người ta phải bắt tạm giam ngay để bịt miệng bà lại? Còn ông Phiến luôn im hơi lặng tiếng, lảng tránh các câu hỏi, thì ít có nguy cơ trong việc kết luận điều tra hơn nên người ta cho tại ngoại?”

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc về trách nhiệm của nhà trường trong vụ việc. Theo truyền thông trong nước, giáo viên chủ nhiệm đã thông báo với nhà trường sau khi phát hiện sự vắng mặt của bé Long, nhưng hôm đó người phụ trách liên lạc lại vắng mặt nên không ai thông báo và trao đổi với gia đình bé Long. Giải thích này khiến nhiều phụ huynh bức xúc về trách nhiệm của một cơ sở giáo dục trẻ nhỏ, nhất là tại một ‘trường quốc tế’ như Gateway, nơi 9 giờ đồng hồ sau bé Long mới được tìm thấy trong xe.

Chị Hana Nguyễn, một phụ huynh có con học trường tiểu học công ở ngoại ô thủ đô Washington Hoa Kỳ, nói với VOA: “Tôi có hai con nhỏ. Hàng ngày xe bus của trường đến đón đầu phố. Tôi chỉ việc dẫn các con ra xe. Khi xe tới trường, cô giáo chủ nhiệm sẽ đón các cháu ngay ngoài cổng trường. Nếu con tôi vắng mặt, lập tức điện thoại của tôi sẽ nhận được tin nhắn và cuộc gọi tự động từ nhà trường thông báo và yêu cầu cho con đi học đầy đủ, điểm chuyên cần sẽ được đánh giá vào cuối năm học. Tôi không thể hiểu nổi khi người ta đưa ra lý do là người liên lạc vắng mặt nên đã không thông báo cho gia đình bé Long. Người đó vắng mặt thì phải có người khác làm thay chứ? Đằng này không có người liên lạc đấy là người ta bỏ mặc, không quan tâm đến sự vắng mặt của cậu bé nữa, khiến cậu bé đã phải chịu đựng suốt 9 giờ đồng hồ trên xe và cuối cùng là ra đi oan uổng.”

“Trong trường hợp này, rõ ràng là nhà trường phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý học sinh và là nguyên nhân chính khiến thảm kịch xảy ra, chứ bà Quy và ông Phiến chỉ là 2 người trực tiếp đưa đón vô trách nhiệm. Nhưng sự vô trách nhiệm của họ sẽ được kịp thời sửa chữa nếu quy trình quản lý học sinh của nhà trường đúng và các thành viên từ giáo viên chủ nhiệm đến ban giám hiệu có trách nhiệm hơn,” chị Hana tiếp lời.

Theo Nghị định số 46/2017/NĐ – CP ban hành năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thì trường Gateway có biểu hiện vi phạm mà qua đó ít nhất phải bị đình chỉ, thậm chí là giải thể theo điều 21 của Nghị định này. Tuy nhiên, từ khi xảy ra án m.ạn.g đến nay, trường Gateway không đ.óng cửa ngày nào, dù là để rà soát lại toàn bộ quy trình quản lý trẻ để đảm bảo an toàn cho các học sinh. Cũng không có thông tin về việc trường bị thanh tra về hoạt động cũng như các điều kiện hoạt động của trường.

Trao đổi với VOA, anh Đoàn Trần Sơn, một phụ huynh có 3 con nhỏ tại Hà Nội, bày tỏ lo lắng: “Tôi thấy vụ án này có quá nhiều điểm nghi vấn. Tôi không thể hiểu nổi tại sao lúc đi học cháu mặc áo màu đỏ đến lúc được phát hiện lại mặc áo màu khác là thế nào? Tất cả những nghi vấn này đều chưa có câu trả lời.”

“Rõ ràng nếu không làm rõ vụ án, làm rõ trách nhiệm đối với tất cả những người liên quan, trong đó có giáo viên và nhà trường, thì những phụ huynh như tôi không thể yên tâm được. Bởi đâu có phải chỉ riêng trường Gateway thực hiện dịch vụ đưa đón học sinh như vậy mà còn rất nhiều ngôi trường khác nữa. Vụ việc này cũng không còn phải là vụ việc của riêng gia đình bé Long nữa mà nó đã trở thành vụ việc của xã hội, của tất cả các bậc phụ huynh có con nhỏ hiện đang đi học và được đưa đón mỗi ngày,” anh Sơn nói.

Theo VOA