Bãi tư chính: Vì sao Việt Nam không nổ súng trước ngăn cản Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ
Những ngày qua tình hình ngoài biển Đông còn nóng hơn cả bão cấp 12, bởi thông tin cuộc đối đầu giữa tàu VN và tàu TQ ở bãi Tư Chính được một số kẻ thường xuyên chống đối thổi phồng. Nào là “tàu Việt Nam đang bị tàu TQ đánh cho tơi bời, nào là VN yếu hèn nhu nhược không chịu nổ súng, thậm chí là có chiến sĩ hy sinh ngoài bãi Tư Chính”….Mục đích của kẻ chống đối thì quá rõ, kết quả cuối cùng là có những cuộc biểu tình như các năm 2014, 2018. Trước khi nghe đài địch, liệu có ai đã từng hỏi vì sao mỗi khi có tranh chấp với TQ ngoài biển Đông VN không nổ súng như các cường quốc hay chưa?
Khu vực bãi Tư Chính giàu năng lượng, nên là tâm điểm của các vụ căng thẳng hàng hải giữa Trung Quốc và Việt Nam. Bắc Kinh luôn tìm mọi cách ngăn chặn VN hoạt động thăm dò trong khu vực mà Trung Quốc coi là đang tranh chấp này. Hiện ngoài khơi bãi Tư Chính của Việt Nam – nơi giàn khoan dầu Hakuryu 5 của Nhật Bản đã bắt đầu hoạt động khoan vào ngày 12/5 theo hợp đồng với hãng Rosneft Vietnam B.V. Bên cạnh đó còn có chân đế giàn khoan 14.000 tấn của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang hoạt động. Hành động này càng khẳng định bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã khiến TQ tức tối. Bắc Kinh đã cho tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 tiến vào khu vực bãi Tư Chính, con tàu này được hộ tống bởi một số tàu cảnh sát biển Trung Quốc. Nhằm mục đích ngăn chặn việc khai thác dầu của VN.
Trong sự kiện lần này, Trung Quốc đã đi quá đà vì đã thể hiện rõ dã tâm độc chiếm biển Đông của mình. Thế nhưng không vì những hành động ngang ngược của đối phương mà VN nhượng bộ. Trước khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định sẽ kiên quyết “chống vi phạm” của TQ tại Biển Đông, thì lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã ngày đêm chiến đấu để bảo vệ chủ quyền. Đích thân Thủ tướng đã tới thăm trụ sở của Cảnh sát biển Việt Nam tại Hà Nội, để khích lệ tinh thần của các chiến sĩ: “cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu” và cẩn trọng trước “những biến động chưa từng có”… Thông tin này được đăng tải trên trang web của Cảnh sát biển Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi quan hệ đối tác trong lĩnh vực năng lượng với nhiều công ty nước ngoài tại các khu vực tranh chấp, qua đây cho thấy VN đang sẵn sàng mạo hiểm với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Từ việc chọn đối tác Nhật khai thác dầu tại bãi Tư Chính cho thấy VN rất cứng rắn, đây là nước cờ rất cao tay, bởi lô dầu này nằm trong vùng biển đường chín đoạn do Trung Quốc vạch ra. Nếu TQ vô duyên vô cớ lộng hành tại đây, Nhật Bản sẽ không bó tay chịu trói. Bởi nước này rất tích cực trong việc đẩy lùi sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Bắc Kinh với Nga.
Trước những phản ứng mạnh mẽ của VN, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales, cũng đưa ra nhận định: “rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển này, và Việt Nam có vẻ đã phản ứng mạnh mẽ”. Thế nhưng lại có một số anh hùng bàn phím cho rằng Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân không chịu nổ súng xử lý TQ như các cường quốc khác”. Các bạn có biết vì sao VN đến giờ vẫn là nước không bao giờ nổ súng trước dù trước đó đã có một số cuộc đụng độ với TQ trên biển Đông hay không?
Trước trò khiêu khích của TQ, nếu VN nổ súng trước sẽ sập bẫy của TQ. Nếu VN là nước nổ súng trước, thì bãi Tư Chính sẽ trở thành nơi tranh chấp quân sự. TQ sẽ diện cớ này mà gây hấn, điều động lực lượng đến gây chiến.
Chính vì thế VN luôn tỉnh táo xử lý tình huống. Luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, chờ TQ hành động trước. Cuối cùng, TQ đã không thể chiến thắng trước kế điệu hổ ly sơn của VN, nên đã ôm hận mà lui binh về nhà, sau khi nỗ lực quấy nhiễu và khiêu khích Việt Nam không thành.
Đến đây chắc chúng ta đã rõ, vì sao VN đối đầu với TQ nhưng không bao giờ nổ súng trước. Nếu đã rõ, thì từ nay trước khi thốt lên câu “VN hèn với giặc, ác với dân” thì phải suy ngẫm thật kỹ.
(Bão Xa)