1 năm lỗ hàng nghìn tỉ đồng, Trịnh Văn Quyết vẫn vung tiền bành trướng Bamboo Airways, âm mưu thao túng hàng không Việt

Chủ tịch Bam boo Airways Trịnh Văn Quyết đang lên kế hoạch đặt mua động cơ thế hệ mới của Tập đoàn General Electric (Mỹ), khẳng định tiếp tục mở rộng hoạt động, dự kiến niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vào quý IV/2020

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Bam boo Airways, vừa cho biết hãng đang lên kế hoạch đặt mua 60 động cơ GE và các dịch vụ liên quan trong năm 2020, với tổng trị giá 2 tỉ USD, phục vụ đội bay Boeing 787-9 Dreamliner mà hãng đang đặt hàng. Theo ông Quyết, Bam boo Airways dự kiến niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong quý 4/2020, sau khi từng phải hoãn lại tiến độ do dịch Covid-19 trong quý 2 năm nay.

Đáng nói, dù “hoãn niêm yết” như lời Quyết nói, nhưng anh đã kịp bán đứt 49% cổ phần cho nhà đầu tư “nước ngoài” bí ẩn (nhiều nguồn tin nghi ngờ chẳng ai khác chính là chủ nợ, là ông chủ Trung Nam Hải của Quyết), và lập tức hãng hàng không “lỗ sặc máu” của anh được bơm thêm 3.000 tỷ, đưa Bam boo Airways thành hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam, vốn đầu tư chỉ thua mỗi VN Air lines của nhà nước.

Chắc chắn rằng việc tăng vốn này không có phần Quyết còi, nhìn thằng FAROS mà anh vừa tuyên bố thoái lui toàn bộ cổ phần với giá chưa bằng ly trà đá, hay khoản nợ phải trả của F'LC lên đến 24.000 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn mà không có nguồn tả nợ là đủ biết Quyết đang túng tiền ra sao, đâu ra 3.000 tỷ đồng bơm vào hãng hàng không toàn lỗ của mình nữa. Do đó, nghi ngờ của nhiều chuyên gia phân tích rằng thực chất Trịnh Văn Quyết đã bán toàn bộ cổ phần tại Bamboo cho nhà đầu tư nước ngoài, hiện chỉ nắm trên danh nghĩa để hãng hàng không “nhìn có vẻ” như của tư nhân Việt Nam, che giấu ông chủ thật đứng đằng sau rót tiền để bành trướng thế lực và che mắt dân Việt Nam, tránh một cuộc tẩy chay rộng rãi trong quần chúng… không phải không có căn cứ. Lưu ý rằng không chỉ là phần vốn gần 3.000 tỷ góp vào, mà còn là nguồn lực rất lớn để tiếp tục đầu tư vào Bam boo Airways, và không loại trừ là mua đứt luôn cổ phần các các cổ đông sáng lập.

Không cần phải là chuyên gia về kinh tế cũng biết chẳng mấy ai sẵn lòng đổ nhiều trăm triệu USD vào một lĩnh vực mà tính rủi ro cao, cạnh tranh lại rất lớn vào thời điểm kinh tế toàn cầu chao đảo như hiện nay. Vậy thì, còn “miếng ghép” nào phù hợp với Bam boo Airways? Liệu nhà đầu tư tư nhân nào sẽ “dám” đổ vào một hãng hàng không lỗ trải dài theo cấp số nhân từ khi mới thành lập đến nay nếu không có ý đồ ngoài lợi nhuận, nói thẳng ra là kiểm soát hàng không Việt Nam?

Mùa covid-19 qua đi, hàng loạt hãng hàng không tư nhân rơi vào nguy cơ phá sản, biến mất khỏi thị trường, VN Air lines đang ngoắc ngoải xin 12.000 tỷ để giải cứu nếu không cũng phải lâm vào khó khăn, thu gọn hoạt động, thì việc Bamboo của lão Quyết còi phô trương gióng trống mở cờ tăng vốn ngoạn mục chẳng phải càng củng cố cho nghi ngờ tình báo Trung Nam Hải đứng sau thâu tóm hay sao?

Ngoài khơi Trung Quốc leo thang các hoạt động bành trướng, mưu đồ thôn tính chiếm trọn biển Đông bằng vũ lực bất chấp sự phản đối và lên án của quốc tế, trên bờ thì hệ thống resort nghỉ dưỡng dọc bờ biển ở những khu vực trọng yếu của F’LC, được Quyết còi nhiều lần tuyên bố “sẵn sàng bán cả dự án”, có khác gì những căn cứ quân sự trá hình, sẵn sàng tiếp tay cho lực lượng đổ bộ bất cứ lúc nào không? Phía Tây Nam Trung Quốc lập hẳn căn cứ quân sự ở cảng nước sâu sát nách Việt Nam. Rồi nay, việc tăng vốn ngoạn mục giúp Bam boo Airways trở thành hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam, thâu tóm thị phần hàng không và kiểm soát bầu trời. Chỉ nhiêu đây thôi là đủ bày binh bố trận sẵn sàng cho một tham vọng kiểm soát quân sự và dân sự. Và Trịnh Văn Quyết có khác nào tay sai của tình báo Trung Quốc phục vụ cho những ông chủ lắm tiền nhiều của và đầy dã tâm cướp bóc?

Tâm Bão