Thâm Quyến ván bài lật ngửa!

Vào những năm 70 của Thế kỷ trước, sau Cách mạng Văn hóa, nước CHND Trung Hoa một tỷ dân rơi vào tình trạng nghèo đói kiệt quệ. Mỗi bữa ăn, mỗi người chỉ có một bát cháo hoa, một chiếc bánh bao không nhân và vài miếng ca-la-thầu (xu hào muối dầm tương).

Có hai sinh viên (một nam một nữ) ở lớp Quy hoạch thuộc khoa Kiến trúc khóa 1961 – 1966, trường Đại học Đồng Tế thành phố Thượng Hải, là Quách Nhữ Trân và Vương Đồng Hội, sau một thời gian dài đi làm Hồng vệ binh để đập phá hò hét, do “cải tạo tốt”, họ đã may mắn được phân công công tác.

Họ được điều về một vùng bãi biển làng chài thuộc tỉnh Quảng Đông, cách thành phố Hồng Kông con sông Thâm Quyến, dân cư lúc đó có khoảng 30.000 dân. Họ được giao nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch một thành phố mới, có tên là Thâm Quyến.

Đây là một nhiệm vụ chính trị mà ông Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ tối cao của ĐCS Trung Quốc lúc đó đề ra là: Quyết tâm xây dựng một Hồng Kông của TQ. Đặng tiểu Bình cay cú vì thời kỳ CMVH, chính ông ta cũng bị vô hiệu hóa và Mao Trạch Đông đã để cho bà vợ văn công Giang Thanh lãnh đạo bè lũ 4 tên lộng hành, phá nát cả đất nước Trung Hoa. Nhiều người dân lục địa, kể cả người Thượng Hải đã phải bỏ quê hương, tìm đường sang Hồng Kông lánh nạn.

Đặng Tiểu Bình là người ‘khai sinh’ Thâm Quyến

Cay cú, họ cho hai sinh viên QH học chưa xong về vùng chài này vẽ một đồ án quy hoạch trên trên một vùng đất gần như trống. Những ngày đầu gian nan ấy, hai Hồng vệ binh học chưa đến đầu đến đũa phải vừa học vừa làm và quân đội phải nhảy vào thi công xây dựng…. Hồng Kong có những ngôi nhà chọc trời, họ cũng phải có những ngôi nhà chọc trời đối phó với Hồng Kong.

Nhưng đâu có dễ, mãi đến ngoài năm 1990, nhà nước TQ phải cử các đoàn sang Mỹ học từ đầu và phải tổ chức các cuộc thi quốc tế, gồm Mỹ, Nhật, Hồng Kong, Singapore… Người Mỹ và người Nhật đã trúng thầu những khu quan trọng nhất, như khu Trung tâm Phúc Điền, như quy hoạch Núi Liên Hoa, thì tình hình mới tạm ổn định. Có quy hoạch rồi, nhưng khó là có tiền để xây dựng hay không?

Ông Đặng Tiểu Bình với đầu óc cách tân, từ năm 1920 khi bước chân lên tàu đến thành phố Marseille nước Pháp du học, rồi sang Nga, rồi thấm nhuần chủ nghĩa Marx – lê. Ông xứng đáng là lãnh tụ đứng đầu nước Trung Hoa, ông có khả năng làm những việc kinh thiên động địa, không chỉ dồn toàn thể nhân tài vật lực của cả TQ đầu tư TP Thâm Quyến sánh với Hồng Kong, ông có thể chỉ huy vụ thảm sát Thiên An môn khủng khiếp và thâm hiểm hơn cả, ông đã vạch nhiều kế hoạch thâm sâu để nuốt đất nước VN.

Thế nên, khi Đặng Tiểu Bình mất đi thì Thâm Quyến đã Thành công và trở thành miếng mồi cho nhiều kẻ ngu xuẩn nằm mộng giấc mộng Trung Hoa.

Thực ra Thâm Quyến có đáng gọi là “Giấc mộng Trung Hoa” hay không? Ngày nay Thâm Quyến là thành phố có 12 triệu dân từ nơi khác đến, nhưng đời sống dân cư thì cũng như mọi nơi khác của TQ thôi.

Xin mời xem những hình ảnh sau đây. Trung Quốc đã cố gắng xây 4 Khu đặc khu Kinh tế khác, nhưng có thành công đâu.

Chẳng nhẽ có ai đó cãi lại là hình ảnh này là người Trung Quốc ở thành phố khác, chứ không phải người Thâm Quyến?

Đời sống thực của dân Thâm Quyến hiện nay khi TP đã có 12 triệu người.

Khi đó, Thâm Quyến vẫn là một làng chài nghèo với khoảng 30.000 dân. Giờ đây, Thâm Quyến là một siêu đô thị với 12 triệu dân, hơn 1.000 tòa nhà cao tầng, trong đó ít nhất 169 tòa cao trên 150 m. Không có gì bất ngờ khi mùi hương đồng cỏ mà ông Houng ngửi được năm ấy đã được thay thế bằng mùi của các cao ốc văn phòng và cửa hàng đắt tiền.

Như tôi đã nói ở trên, Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là ý chí chính trị của Đặng Tiểu Bình từ những năm 70 của thế kỷ trước, thực chất làng chài bên bờ sông Thâm Quyến cạnh Hồng Kong không có chút tiềm năng gì cả. Họ chỉ quyết tâm xây nhiều nhà chọc trời và đưa công nghệ ở chỗ khác đến, di dân ở chỗ khác đến mà thôi.

Vậy Vân Đồn có gì? Và tại sao họ lại mang kinh nghiệm và hình ảnh như Thâm Quyến đến đây? Vân Đồn không có gì cả ngoài du lịch. Mà Du lịch thì không cần nhà chọc trời

Vân Đồn lại là một khu quân sự. Mà Quân sự thì không thể giao cho người nước ngoài đầu tư. Thế mà hôm nay, luật đầu tư chưa được thông qua mà Pano giới thiệu quy hoạch Đặc khu Kinh tế Vân Đồn đã làm xong và đã quảng cáo khắp nơi rồi.Rõ ràng quy hoạch này do TQ làm để TQ thực hiện?

Mất Vân Đồn là mất Vịnh Hạ Long, là mất nước.

Thác Bản Giốc là một cảnh đẹp tuyệt vời do mẹ thiên nhiên ban tặng. Nó có vị trí kế bên miệng con ‘sư tử Trung Quốc’. Kết quả là nửa thác chui vào họng con mãnh thú.

Vịnh Hạ Long một cảnh đẹp tuyệt vời do mẹ thiên nhiên ban tặng. Hạ Long cũng nằm kế miệng con mãnh thú, lẽ nào con mãnh thú không nhỏ những giọt nước dãi thèm thuồng? Người dân yêu nước thì khẳng định là con thú Trung Quốc rất thèm, người khác thì bảo “không sao, vì họ là bạn vàng của chúng ta”.

Ăn Thác Bản Giốc thì dễ vì nó là một khu đất rừng núi xa xôi. Nhưng nuốt Hạ Long không dễ nên đành có chiến lược. Bước 1, Hán hóa thành phố Hạ Long để cho người Việt cũng phải dùng tiếng Tàu mới làm ăn được. Bước 2 thả mồi kinh tế để Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung phải sống nhờ kinh tế Tàu chứ không nhờ kinh tế Việt. Bước 3, dập tắt sự chống đối dân Việt bằng luật và cấm biểu tình. Bước 4, lập ra khu Vân Đồn bằng Luật Đặc Khu để xây dựng Vân Đồn thành thủ phủ Tàu của tỉnh Quảng Ninh.

Với Bản Giốc nuốt dễ nhẹ nhàng, với Hạ Long nuốt bằng chiến lược bài bản, nhưng chắc chắn sẽ nuốt. Giữa Tổ quốc và “bạn vàng”, người ta đã chọn “bạn vàng” của nó thông qua thái độ công khai thành lập đặc khu Vân Đồn để đón Trung Quốc. Mấy ngày trước còn úp bài, nay đã ngửa bài vì trước sau gì cũng bàn giao thì úp bài đến bao giờ?

Tổng hợp từ TTV và ĐN