Maldives bên bờ phá sản, tân Tổng thống Solih chỉ trích do bị Bắc Kinh hại
Ông Ibrahim Mohamed Solih – tân Tổng thống của Maldives trong lễ tuyên thệ nhậm chức đã chỉ trích nặng nề chính phủ tiền nhiệm vay nợ Trung Quốc để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến Maldive bên bờ vực phá sản, khiến cho tài chính quốc gia rơi vào hoàn cảnh khốn khó nghiêm trọng, và ông sẽ phải nhờ sự giúp đỡ từ Ấn Độ và Mỹ.
Ngày 17/11, Ibrahim Mohamed Solih tuyên thệ nhậm chức và cho biết, do quan chức chính phủ khóa trước tham ô hủ bại, dẫn đến quốc khố tổn thất đến hàng tỷ Maldives Rufiyaa (MVR – đơn vị tiền tệ của Maldives). Ông chỉ trích Trung Quốc, “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc khiến cho Maldives đối mặt với phá sản. Hiện tại dù ông đã tiếp nhậm tổng thống, tuy nhiên tình hình tài chính quốc gia đang vô cùng cấp bách. Chính phủ khóa trước vì lý do chính trị, nên đã tiến hành các kế hoạch kiến thiết dẫn đến tổn thất và thâm hụt khổng lồ.
Trong thời gian bầu cử, ông Ibrahim Mohamed Solih từng cho biết, sẽ xây dựng mối quan hệ hữu hảo với nước láng giềng Ấn Độ, ngày 17, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng nhận lời mời đến tham dự lễ nhậm chức. Ông Modi nói, Ấn Độ sẽ chuẩn bị giúp đỡ Maldives vượt qua khó khăn về kinh tế.
Ibrahim Mohamed Soli nói, tuần trước, đội ngũ chuyển giao chính quyền cũng cho hay, sẽ tiến hành giám sát và kiểm tra đối với bản ký kết giao dịch với chính phủ của cựu Tổng thống Abdullah Yameen, trong đó có nhiều giao dịch được ký kết với doanh nghiệp Trung Quốc. Đội ngũ chuyển giao cũng từng tiết lộ với ông Soli rằng, Maldives nợ Trung Quốc lên đến 1,5 tỷ USD, tuy nhiên con số thực tế có thể còn lớn hơn nữa.
Hiện tại vẫn chưa rõ Maldives tổn thất bao nhiêu tiền vì Trung Quốc đầu tư “Một vành đai, Một con đường”, dù chỉ có đội ngũ chuyển giao dự tính nợ lên đến 1,5 tỷ USD, nhưng số tiền cũng đã vượt qua 1/4 GDP của Maldives.
Tân Tổng thống Ibrahim Mohamed Soli năm nay 54 tuổi, là một nghị viên lâu năm của Quốc hội Maldives, ông là người được phe phản đối chọn làm ứng cử viên tranh cử Tổng thống, bởi vì tất cả các nhân sĩ bất đồng chính kiến, nếu không bị giam cầm, thì cũng bị Abdullah Yameen ép bức lưu vong. Trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 9, ông đã đánh bại Abdullah Yameen – người muốn tiếp tục thống trị Maldives.
Cựu Tổng thống Maldives là Abdullah Yameen dẫn dắt đất nước đi theo đường lối thân Trung Quốc, vì vì để chèn ép đối thủ chính trị, nên đã phải đối mặt với áp lực từ quốc tế. Năm 2013, Abdullah Yameen đã giành được chính quyền trong 2 lần bỏ phiếu đầy tranh cãi.
Nhiều nước dần thức tỉnh với “Một vành đai, Một con đường”
Tháng 11 năm ngoái, trong thời gian vài tuần ngắn ngủi, các nước như Pakistan, Nepal và Myanmar liên tiếp xác nhận đã hủy bỏ các công trình thủy điện quan trọng do công ty Trung Quốc đầu tư xây dựng, do đó, kế hoạch “Vành đai và con đường” với dã tâm của Trung Quốc cũng thiệt hại nặng nề.
Về phía Pakistan, yêu cầu hủy bỏ dự án đập thủy điện Diamer-Bhasha trị giá 14 tỷ USD, và lý do Pakistan đưa ra là, điều kiện tài chính của Trung Quốc quá hà khắc; còn về Nepal, cũng đã quyết định dừng xây dựng nhà máy thủy điện Budhi Gandaki trị giá 2,5 tỷ USD do Tập đoàn Gezhouba (Trung Quốc) phụ trách, lý do chính là vi phạm quy định và thiếu tính cạnh tranh trong quá trình mời thầu; bên cạnh đó, đập thủy điện trị giá 3,6 tỷ USD mà Myanmar đã kêu dừng cách đây 3 năm, đến tháng 8 năm nay cũng không còn hứng thú với công trình thủy điện này nữa.
Ngoài ra, có kênh truyền thông phân tích cho rằng, mặc dù đằng sau việc các nước hủy bỏ dự án với Trung Quốc đều có nguyên nhân khác nhau, nhưng có một nhân tố chung đó là, những quốc gia nghèo khó này ngày càng ý thức được rằng, mời Bắc Kinh xây dựng sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, sẽ tổn hại đến lợi ích quốc gia và phải trả một cái giá rất cao.
Trước đó Bắc Kinh từng đầu tư rất nhiều vào Sri Lanka, phương thức đầu tư là cho vay để xây dựng đường xá, cảng biển và trung tâm hội nghị. Hiện tại Sri Lanka phải dùng đến 80% thu nhập của chính phủ để trả món nợ “chưa từng có tiền lệ” này. Đồng thời cảng Hambantota của Sri Lanka cũng phải cho Trung Quốc sử dụng trong 99 năm để trả nợ.
Đôi nét về quốc gia Maldives
Maldives nổi tiếng bởi có các khu nghỉ dưỡng hạng sang với các các cây cọ bao quanh các đảo và bãi biển, Trung Quốc đầu tư hàng chục triệu USD vào quốc gia này để xây dựng lại đường xá và nhà ở, đây cũng là một phần của sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”.
Kế hoạch này dẫn đến một quốc gia chỉ có khoảng 400 nghìn người như Maldives chồng chất nợ nần, do đó mà có lời kêu gọi điều tra chính phủ khóa trước xem làm thế nào mà lại để cho nhà đầu tư Trung Quốc có được hợp đồng.
Maldives nằm gần vùng xích đạo Ấn Độ Dương, cách phía nam Ấn Độ 600 Km. Quốc gia này hình thành bởi 1192 đảo đá san hô, nhưng chỉ có 200 đảo là có người cư trú, các đảo bình quân đều không cao quá 1,8m so với mực nước biển; tổng dân số là 392 nghìn người; tôn giáo chủ yếu là Hồi giáo Sunni.
(Theo TTVN)