Gần 300 ngàn người ký tên hủy quốc tịch Anh của gia đình Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam)

Trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở HK, sự tàn bạo của chính quyền đã gây chấn động thế giới, chính phủ các nước đều lần lượt lên án. Hiện có khoảng gần 300 ngàn người ký tên trên trang web kiến ​​nghị Change.org, yêu cầu Anh hủy bỏ quốc tịch Anh của người nhà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Theo thông tin từ trang web kiến nghị Change.org, một người dân Anh tên Deeran Kumar đã nộp đơn kiến ​​nghị lên Bộ nội vụ Anh, nội dung đề cập đến việc chính phủ Hồng Kông đã ban hành “Luật khẩn cấp” (ERO) để thiết lập và thi hành “Luật cấm che mặt”, nhưng lại không áp dụng cho lực lượng cảnh sát Hồng Kông, điều này có nghĩa là cảnh sát Hồng Kông có thể che giấu danh tính của họ trong quá trình thực thi pháp luật.

Bản kiến nghị nhận định, tình huống này cho thấy Hồng Kông không còn thực hành pháp trị, bởi vì chính phủ và cơ quan hành pháp không bình đẳng trước pháp luật, luật pháp ở Hồng Kông đã chết, vì vậy yêu cầu Bộ nội vụ Anh hủy bỏ vĩnh viễn quốc tịch Anh của gia đình Lâm Trịnh Nguyệt Nga, bao gồm chồng và hai con trai quốc tịch Anh. Nước Anh có nghĩa vụ và trách nhiệm ngăn cản sự tàn bạo của chính phủ Hồng Kông.

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga được cho là nhân tố khiến tình hình Hồng Kông ngày càng trở nên bất ổn. (Ảnh: SCMP)
Theo luật pháp Anh, nếu đơn kiến nghị dân sự có được hơn 100.000 chữ ký, chính phủ Anh sẽ phải đưa ra phản hồi chính thức trước yêu cầu của công chúng và cũng phải thảo luận tại Quốc hội. Số lượng chữ ký tính đến thời điểm hiện tại (22/11/2019) là 281.865, số người hưởng ứng ký tên sắp vượt qua mốc 300 ngàn.

Trước đó, “Free Times” đưa tin vào ngày 2/11, Lâm Trịnh Nguyệt Nga từng mang quốc tịch Anh, sau đó vì nhậm chức ở Hồng Kông nên đã rút khỏi quốc tịch Anh, nhưng chồng bà là Lam Siu-Por và hai người con trai là Lam Jit-si và Lam Yeuk-hei, tên tiếng Anh lần lượt là Joshua và Jeremy, đều là công dân nước Anh.

Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Lương Quân Ngạn, Bộ trưởng An ninh Lý Gia Siêu cũng rút khỏi quốc tịch Anh, nhưng người nhà của bọn họ đều mang quốc tịch Anh.

Gần 300 ngàn người ký tên hủy quốc tịch Anh của gia đình Lâm Trịnh Nguyệt Nga. (Ảnh chụp màn hình)
Trước đó, vào ngày 16/10, tài khoản Twitter “Tin nóng” (Breaking News) đã công bố thông tin cho biết, một người là cựu quản lý hồ sơ bí mật của ĐCSTQ đã di dân ra nước ngoài tiết lộ, nhiều người quan trọng, danh nhân tại Hồng Kông và Đài Loan là Đảng viên bí mật của ĐCSTQ.

Bài viết liệt kê danh sách 4 người theo thứ tự gia nhập Đảng, đứng đầu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cùng các ghi chú liên quan, trong đó bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga gia nhập ĐCSTQ vào năm 1998.

Lâm Trịnh Nguyệt Nga, vào Đảng năm 1998; che đậy dưới vỏ bọc tín ngưỡng Kitô giáo. Hoạn lộ do TQ nâng đỡ.

Hà Quân Hiểu (Junius Kwan-yiu Ho), gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc năm 1974, năm 1984 gia nhập ĐCSTQ.

Hàn Quốc Du (hiện là Thị trưởng Thành phố Cao Hùng, Đài Loan), năm 2002 được Liên Chiến (Lien Chan) dẫn dắt và giới thiệu nên đã gia nhập vào ĐCSTQ.

Thái Diễn Minh (Tsai Eng-meng, doanh nhân Đài Loan), gia nhập ĐCSTQ năm 1998, được ĐCSTQ hỗ trợ để mua lại và sáp nhập truyền thông Đài Loan nhằm định hướng dư luận.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga được cho là đã gia nhập ĐCSTQ vào năm 1998. (Ảnh từ Twitter)
Tài khoản twitter này cũng từng đăng tweet tiết lộ, chính phủ Hồng Kông có người tự xưng “Nhìn không đặng” cho biết: Thân phận tín đồ Kitô giáo của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là để che giấu thân phận thực, thực ra bà là Đảng viên ĐCSTQ và đã hơn 20 năm tuổi Đảng.

Những gì mà hiện tại bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga muốn không phải là thành tích chính trị của Trưởng đặc khu, thực tế là lập công với Bắc Kinh. Thông tin còn chỉ ra, việc bà Lâm gia nhập ĐCSTQ và hoạn lộ của bà có liên quan đến “Kế hoạch Hồng đăng” tuyệt mật của TQ.

Tài khoản Facebook “Lịch sử thời không” từng công bố nhiều bức ảnh chụp của bà Lâm Trịnh, trong đó là một tấm chụp năm 1979 khi bà đến tìm hiểu trường đại học Thanh Hoa, đã chụp hình chung với một lãnh đạo ĐCSTQ. Một bức ảnh khác cho thấy thông tin bà Lâm Trịnh năm 1979 từng là Phó chủ tịch Hội sinh viên tham gia hoạt động giao lưu với sinh viên đại học Thanh Hoa.

Năm 1979, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đến thăm Đại học Thanh Hoa, và cùng chụp ảnh với lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. (Ảnh: Twitter)
Người đàn ông chụp hình chung với bà Lâm Trịnh khi đó là nguyên bí thư đảng ủy Đại học Thanh Hoa Viên Vĩnh Hi, cũng là người đã giao cho Lâm Trịnh từ Hồng Kông làm lãnh đạo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Ông cũng đã gửi gắm quan chức quen biết để Lâm Trịnh lên làm Phó Chủ tịch hội sinh viên.

Tháng 5/2016, Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong một buổi phỏng vấn từng tiết lộ, vào những năm 80, trước khi tham gia vào chính phủ Hồng Kông, bà từng ở tuyến đầu trong các phong trào vận động xã hội, từng đảm nhiệm Phó chủ tịch Hội sinh viên trong hoạt động trao đổi sinh viên đầu tiên với đại học Thanh Hoa.

Open Magazine vào tháng 2/2017 từng đăng bài viết với tiêu đề “Tại sao Bắc Kinh lại nồng nhiệt quảng bá Lâm Trịnh?”, theo đó vạch trần thân phận đảng viên ngầm của bà ta. Trang tạp chí này hiện đã bị đình chỉ hoạt động.

Tinh hoa