Đoạn ghi âm gây sốc: Chính quyền Trung Quốc giờ giống như một thây ma chính trị

Tình hình chính trị của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn kỳ lạ. Dưới những rắc rối bên trong và bên ngoài của chính quyền Trung Quốc, Tập Cận Bình cũng đang gặp khủng hoảng. Một làn sóng chống ông Tập đang thường xuyên đưa thông tin lên mạng Internet. Vài ngày trước, có một bản ghi âm được cho là từ một cuộc thảo luận về việc loại bỏ Tập Cận Bình trong nội bộ TQ đã được tung ra. Bản ghi âm cuộc họp nội bộ mô tả chính quyền TQ là một ‘thây ma chính trị’

Một nhà bình luận người Hoa ở hải ngoại tên Trương Kiệt (Zhang Jie) đã phát hành một bản ghi âm trên phương tiện truyền thông xã hội vào ngày 2/6 được cho là “từ hội nghị loại bỏ Tập trong chính quyền TQ”. Bản ghi âm này hiện đang lan truyền mạnh mẽ ở đại lục với những điểm chính bao gồm:

Ở giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc không thể tiến lên vì bản thân hệ thống không có lối thoát và việc thay đổi nó là vô ích. Hệ thống này về cơ bản sẽ thay đổi, nhưng không muốn thông qua một cuộc cách mạng ồn ào.
Lý thuyết hiện tại của chính quy?n TQ có vấn đề cơ bản và yêu cầu cấp thiết phải thay đổi.
Chính quyền TQ đã là một “thây ma chính trị” và người này (không chỉ đích danh, có thể chỉ Tập Cận Bình) đã trở thành “trùm hắc bang”, không ai có thể cứu vãn tình huống nguy hiểm này.
Chính quyền TQ đã đi đến cuối con đường “mạt lộ”. Lối thoát là xin mời người này hạ thể diện xuống mà về dưỡng lão, lập lại trật tự.
Nếu người này không được giải quyết, hệ thống này sẽ rơi tự do. Trong vòng 5 năm, Trung Quốc sẽ trải qua một sự hỗn loạn lớn, thời loạn lạc sẽ lại sinh ra nhân vật kiêu hùng.

Hiện tại vẫn chưa biết đây là loại cuộc họp nào, cũng như thời gian chính xác.

Một số người dùng mạng cho rằng nội dung gây sốc, nhưng một số người cho rằng: “Quan điểm này không gây sốc chút nào. Quan điểm này từ lâu đã được chia sẻ trong và ngoài Trung Quốc. Bởi người Trung Quốc phần lớn là có tư tưởng khéo léo ích kỷ mà lựa chọn trầm mặc hoặc trực tiếp biến thành kẻ đồng lõa. Hy vọng rằng Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ tổ chức một cuộc họp để loại bỏ Tập Cận Bình. Khả năng duy nhất là Chu Dung Cơ cùng với các lão thành khác sẽ công khai lên tiếng, nếu mấy lão nhân gần đất xa trời đều câm như hến, thì những người khác cũng khó làm việc này”.

Một người dùng mạng khác cho biết: “Chẳng qua là mấy ‘Hồng nhị đại’ đời thứ hai cùng nhau phàn nàn. Điều có giá trị là chúng ta có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về nội bộ chính quy?n TQ và Tập Cận Bình”.

Đoạn ghi âm đang lan truyền trong cộng đồng người Hoa.
Người nói trong bản ghi âm này được cho là giáo sư Trường Đảng Trung ương Thái Hà, người có thông tin cho biết là đã sang Hoa Kỳ.

Người dùng mạng đã hỏi: “Người nói trong đoạn ghi âm này là thành viên cấp cao hay đảng viên bình thường?

Có người trả lời: Thái Hà từ Trường Đảng Trung ương.

Theo thông tin công khai từ đại lục, Thái Hà là giáo sư tại Khoa Giảng dạy và Nghiên cứu của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà đã gây được sự chú ý vào năm 2016 khi ủng hộ phê bình của Nhậm Chí Cường đối với “Phương tiện truyền thông mang họ Đảng” của Tập Cận Bình.

Nhân sĩ dân chủ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Triệu Thường Thanh ngày 31/5 đã đăng trên mạng xã hội Twitter rằng: “Thái Hà, người từng công khai bảo vệ Nhậm Chí Cường, tới New York. Dự đoán Hồ Thư Lập (người sáng lập Caixin Media) cũng sắp không chịu được nữa rồi”. Nhưng Triệu Thường Thanh không tiết lộ Thái Hà tới Hoa Kỳ vào thời điểm nào.

Vào tháng 2 năm nay, sau cái chết của Tiến sĩ Lý Văn Lượng, người đã cảnh báo về bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, những lời kêu gọi tự do ngôn luận đã xuất hiện. Một bức thư ngỏ gửi Quốc Vụ viện, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc và đồng bào quốc gia có chữ ký của hơn 50 trí thức Trung Quốc xuất hiện trên Internet, yêu cầu thực thi quyền tự do ngôn luận do Hiến pháp ban hành và bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi bị đe dọa khi thực hành tự do ngôn luận. Trong số những người đồng ký tên có một cái tên “Thái Hà (Bắc Kinh, Giáo sư đã nghỉ hưu của Trường Đảng Trung ương), cho thấy Thái đã nghỉ hưu.

Triệu Thường Thanh cũng công bố thông tin trên trang cá nhân ngày 30/5 rằng Thái Hà đã tới Mỹ, kèm theo một bài về quan điểm của bà Thái Hà về sự thúc đẩy gần đây của chính quyền TQ đối với Luật An binh Quốc gia Hồng Kông.

Bà Thái Hà nói thẳng: Chủ quyền Hồng Kông là của Trung Quốc, nhưng trị quyền của Hồng Kông là của Hồng Kông… Việc chính quyền TQ phá hủy vị thế của Hồng Kông – một cảng thương mại tự do và là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất thế giới có ý nghĩa như thế nào? Điều này có nghĩa là TQ thách thức thế giới. Việc áp đặt phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia nhằm mục đích duy trì sự cai trị độc đoán của thiểu số TQ mà cường bạo với người Hồng Kông.

Bà cũng nói rằng trên bề mặt, TQ đe dọa thách thức quyền tự do của người dân Hồng Kông, nhưng thực chất cũng là đe dọa trật tự toàn cầu và giá trị của nền văn minh nhân loại… Từ quan điểm này, TQ có thái độ thù địch với thế giới, đặc biệt là nền văn minh nhân loại. TQ là kẻ thù công khai của nhân loại.

Các nhà quan sát tin rằng nếu đoạn ghi âm nói trên thực sự là từ Thái Hà, thì có thể thấy từ nhận xét của bà Thái về vấn đề Hồng Kông, bà đã cắt đứt với chính quy?n TQ, sẽ khó có chuyện bà lên tiếng trong cuộc họp nội bộ đảng.

Dù người nói trong bản ghi âm có phải Thái Hà hay không, thì có một thực tế đang diễn ra thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc, đó là khả năng tiếp tục tồn tại của chính quy?n TQ.

Cục diện chính trị Trung Quốc có quan điểm chấn động: TQ phải hạ đài

Trong thời gian gần đây, tình hình chính trị của Trung Quốc lại một lần nữa bước vào một tình huống kỳ lạ. Một mặt, dịch bệnh không được giải quyết. Việc che giấu dịch bệnh đối với quốc tế đã dẫn đến áp lực trách nhiệm. Những tiếng nói phản đối trong nước đã xuất hiện tứ phía trên mạng Internet. Trong đó có những nhà cải cách chính trị và những người tiếp tục phủ nhận chủ nghĩa toàn trị của TQ.

Ví dụ, vào ngày 4/2, Hứa Chí Vịnh, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, đã xuất bản một “Khuyến thoái thư” (thư khuyên thoái lùi) trên Internet, yêu cầu Tập Cận Bình hãy “thoái vị”. Ông Hứa sau đó đã bị chính quyền bí mật giam giữ vì tội “xúi giục”. Hồng nhị đại đời thứ hai Nhậm Chí Cường vào tháng 3 năm nay cũng đã có một bài tấn công chính quy?n TQ vì che giấu sự thật và trực tiếp phê phán Tập Cận Bình. Nhậm Chí Cường cũng bị điều tra sau đó.

Một Hồng nhị đại đời thứ hai khác là Trần Bình, Chủ tịch Tập đoàn truyền hình Ánh Dương, cũng đã chuyển tiếp một bức thư kiến nghị yêu cầu Bộ Chính trị tổ chức hội nghị mở rộng để thảo luận về việc từ chức của Tập Cận Bình. Bức thư này đến nay vẫn chưa có người nhận. Trần Bình nói trong một cuộc phỏng vấn rằng bức thư này thể hiện khát vọng của giới tinh hoa xã hội vì sự ổn định, cũng hy vọng chính ông Tập sẽ lưu danh vì sự đổi mới này.

Trước thềm triệu tập lưỡng hội của chính quy?n TQ, một bức thư trực tuyến đã được viết cho đại diện của hai phiên họp với tên Đặng Phác Phương, con trai của Đặng Tiểu Bình, đưa ra 15 câu hỏi, bao gồm cả về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, rối loạn ở Hồng Kông, quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng kéo dài chuyển biến xấu, quan hệ Đài Loan – Đại lục ngày càng xa cách, thất nghiệp tăng cao ở Trung Quốc, sự sụp đổ của các doanh nghiệp tư nhân… đã được đặt câu hỏi về trách nhiệm của cao tầng và chỉ thẳng vào Tập Cận Bình. Nhưng bức thư đã biến mất sau đó.

Đầu tháng 5, Trương Tuyết Trung, cựu phó giáo sư của Đại học Khoa học và Chính trị Hoa Đông Trung Quốc, đã gửi thư ngỏ tới các đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân, yêu cầu chính quyền thực hiện Hiến pháp quốc gia càng sớm càng tốt, thả tù nhân chính trị, loại bỏ việc thao túng các cơ quan báo chí. Ông này sau đó đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt đi.

Đầu tháng 2, giáo sư nổi tiếng Trung Quốc Hứa Chương Nhuận đã có một bài viết với tựa đề “Người dân tức giận không còn sợ hãi”, mắng nhiếc chính quy?n TQ vì che giấu dịch bệnh và phơi bày sự tụt dốc về đạo đức của nó. Vào ngày 21/5, ông đã xuất bản một bài tiểu luận dài: “Con thuyền cô độc của Trung Quốc trong nền văn minh thế giới”, trong đó liệt kê những hành vi xấu của chính quy?n TQ trong dịch bệnh và chỉ trích sự vô lý, đen tối của chính quyền nhà nước toàn trị.

Vào ngày 22/5, một bức thư ngỏ có chữ ký của Vương Thụy Cầm, cựu ủy viên Chánh hiệp tỉnh Thanh Hải, đã được gửi đến các đại diện và thành viên của hai Ủy ban trên Internet. Bà kêu gọi các đại diện của Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc và các thành viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cùng yêu cầu Tập Cận Bình từ chức và để nước này tiến tới dân chủ.

Lý Nguyên Hoa, cựu phó giáo sư của Đại học Thủ đô Bắc Kinh và là chuyên gia về lịch sử Trung Quốc, đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn trước đó: Không ai có thể có bất kỳ hy vọng nào cho cái đảng này, cách duy nhất là làm tan rã nó. Sau khi tan rã, cũng giống như các xã hội khác, đó là một xã hội bình thường. Mỗi quốc gia có một hệ thống chính trị tương đối hoàn chỉnh, với nền dân chủ, hệ thống luật pháp, các giá trị phổ quát… Nhưng nếu chính quy?n TQ tồn tại, những điều này đơn giản là không thể. Chừng nào vẫn còn chính quy?n TQ, việc lãnh đạo nào lên thay thì cũng như là “bình mới rượu cũ”.

Tân Hạo Niên, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia, cũng đã công khai tweet rằng ông tán thành việc từ chức của ông Tập Cận Bình, nhưng chính quy?n TQ cũng phải hạ đài, đây không phải là việc của cá nhân ông Tập.

Theo Lâm Vũ, Secretchina