Covid 19 lộ khoảng tối của xã hội phương tây như thế nào?
Tại tỉnh Bergamo (Ý), quan tài đã xếp kín trong hai nhà xác bệnh viện, một nhà xác nghĩa trang và giờ đây thậm chí còn được xếp vào bên trong một nhà thờ nghĩa trang. Mục cáo phó hàng ngày của tờ báo địa phương đã tăng từ hai, ba trang lên 10 trang, có lúc ghi đến 150 cái tên. Tổng biên tập tờ báo ví nó không khác gì “bản tin thời chiến”. Tốc độ lây lan dịch bệnh ở Italy đang ở mức cao nhất thế giới.
Italy ngày 17/3 phát hiện thêm hơn 3.000 người nhiễm nCoV, nâng tổng ca nhiễm lên gần 28.000, số người chết tăng hơn hai lần trong chưa đầy một tuần, lên hơn 2.100. Theo sau Italya là Pháp, Mỹ, Anh, Iran với số lượng hơn 1000 ca nhiễm bệnh chỉ trong một ngày.
Tại sao hệ thống y tế của các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới lại trở nên yếu ớt trong dịch bệnh Covid 19 như vậy, trong khi Trung Quốc, Việt Nam đang ứng phó với dịch rất tốt, dù trình độ y tế không bằng?
Đơn giản, vì hệ thống y tế của Mỹ và Châu Âu dù tiên tiến, hiện đại, nhưng nó chỉ phục vụ cho những người có thu nhập cao. Việc hệ thống này tê liệt ngay từ khi bắt đầu tuyên chiến với dịch bệnh lây nhiễm hàng loạt là điều dễ hiểu. Trên thực tế, Mỹ luôn được đánh giá là sở hữu các bệnh viện và đội ngũ y bác sĩ chất lượng hàng đầu thế giới. Nhưng những người thu nhập thấp hoặc không có bảo hiểm y tế sẽ bị loại khỏi hệ thống y tế tiên tiến này. Theo số liệu của chính phủ, năm 2018, có đến gần 27,5 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế.
Con số này chưa tính đến khoảng 11 triệu người di cư không có giấy tờ hợp pháp nên không dám đến bệnh viện. Nếu không có bảo hiểm y tế, một bệnh nhân có thể tiêu tốn hàng trăm đến hàng nghìn USD cho mỗi lần khám bệnh. Theo Washington Post, nhiều người Mỹ có các triệu chứng bệnh cúm không dám đi xét nghiệm bởi họ không có bảo hiểm y tế hoặc sợ phải trả một khoản phí quá cao.
Thực chất, khái niệm “miễn dịch cộng đồng” rốt cuộc chỉ là lời lẽ để bao che cho sự yếu kém trong an sinh xã hội và bản chất “phục vụ cho người có tiền” của xã hội phương Tây mà thôi.
FB Lê Dung Anh