Chiến tranh thương mại lên đỉnh: Trump trừng phạt Iran nhằm mục đích gì?

Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm lệnh trừng phạt Iran vào hôm nay (24/6/2019). Tuy nhiên những lệnh trừng phạt Iran lần này có chủ đích đánh vào Nga và đánh vào Tàu cộng vì thực chất thì việc Iran “chống Mỹ là chống cho Nga, chống cho Tàu cộng”.

Cũng như Syria, Venezuela, sự hiện diện của Nga ở Iran chủ yếu là quân sự, còn sự hiện diện của Tàu cộng ở nước này chủ yếu là tiền bạc. Thực tế cho thấy kể từ sau khi Obama kí kết Thỏa thuận hạch tâm với Iran vào năm 2015 thì Tàu cộng đã đổ hàng tỉ USD vào Iran để đổi dầu mỏ và tài nguyên khoáng sản.

Chính vì mối quan hệ đối tác chiến lược của Tàu cộng với Iran và sự hiện diện quân sự của Nga ở Iran nên Mỹ khó lòng nhận được sự đồng thuận để đưa ra các nghị quyết trừng phạt Iran do Liên Hợp Quốc chủ trì. Vì vậy, buộc lòng Mỹ phải tiến hành đơn phương trừng phạt Iran một cách “có lựa chọn” trên cơ sở liệt Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran – IRGC vào danh sách tổ chức kh ủng b ố.

Sở dĩ Mỹ trừng phạt Iran “có lựa chọn” vì tại Iran, ngoài sự dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư của Tàu cộng với tiêu chí đổi dầu mỏ và là một hợp phần của Vành đai con đường ra thì các đồng minh của Mỹ như Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE, Ấn Độ, EU, Nhật, Nam Hàn cũng là đối tác lớn của Iran. Vì vậy Mỹ phải “trừng phạt có lựa chọn” nhắm vào Iran để tránh việc “ta lại bắn ta”.

Chính vì mối quan hệ “lắt léo” trên của Iran nên quốc gia Hồi giáo này vẫn nhơn nhơn trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và còn tỏ ra ngông cuồng thách thức Mỹ vì nó tin rằng Mỹ không thể “quân pháp bất vị thân”. Tự tin của Iran là có cơ sở bởi quyền lợi luôn là cốt lõi để thắt chặt tình thâm, miếng ăn tuy là miếng tồi tàn nhưng mất ăn một miếng là lộn gan lên đầu. Điều này trong diễn văn nhậm chức ông Trump cũng đã khẳng định “Chúng ta sẽ tìm kiếm tình bạn và thiện chí với các nước, NHƯNG VỚI SỰ HIỂU BIẾT RẰNG CÁC NƯỚC CÓ QUYỂN ƯU TIÊN CHO LỢI ÍCH CỦA MÌNH”.

Tuy nhiên, với Mỹ thì đừng có dại dột mà thách thức, đặt biệt với khẩu hiệu “Nước Mỹ là trên hết” của ông Trump thì sẽ không có chuyện “vị nể tình riêng mà bỏ qua đại cuộc”, đặc biệt là sự thách thức, ngông cuồng của Iran càng kích hoạt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn nhắm vào Iran với tội danh “tổ chức khủng bố”.

Những lệnh trừng phạt sắp tới của ông Trump áp lên Iran sẽ là những “gọng kìm” siết chặt hơn nhằm phá vỡ các kênh hợp tác giữa các nước với Iran. Mọi cố gắng của Nga, Tàu cộng hay châu Âu, Nhật Bản,… nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong khu vực thông qua con đường ngoại giao sẽ vô cùng khó khăn mà bằng chứng là trước thái độ hòa giải thành khẩn của thủ tướng Shinzo Abe vừa rồi nhưng Iran đã khước từ còn tấn công vào tàu dầu của Nhật Bản. Bản thân Iran bị xếp vào diện khủng bố đã làm cho việc đối thoại của các nước khó khăn vì như thế họ sẽ bị cáo buộc là hợp tác với khủng bố, nay chuyến đi thương thuyết của ông Abe bất thành thì có ma nào dám đứng ra nói đỡ cho Iran.

Nghiệt ngã hơn cho Iran đó là trước những bằng chứng hiếu chiến, phá hoại của nó vừa diễn ra những ngày gần đây cũng như thách thức cả Liên Âu và Liên Hợp Quốc trong việc gia tăng làm giàu Uranium sẽ có cớ để ông Trump mang vào G20 nổ tung. Lúc này Nga và Tàu cộng có dám phủ quyết lại nghị quyết của Liên Hợp Quốc để trừng phạt Iran do Mỹ đệ trình không ? Nếu dám thì đã thừa nhận hành vi hỗ trợ cho khủng bố và hậu quả cho hành vi này vô cùng khủng khiếp.

Một khi Mỹ đã liệt IRGC là “lực lượng khủng bố” thì Mỹ sẽ siết chặt hơn các biện pháp trừng phạt đối với Iran, như từ chối nhập cảnh những đối tượng được cho là đã hỗ trợ vật chất cho IRGC, hoặc truy tố họ vi phạm lệnh trừng phạt, các công ty và doanh nhân châu Âu, châu Á đang hợp tác với những tổ chức hoặc cá nhân có liên hệ với IRGC cũng bị no đòn.

Gia tăng lệnh trừng phạt Iran của ông Trump sắp tới đây là nỗi kinh hoàng của Tàu cộng và Nga nô bởi hai quốc gia này có quyền lợi rất lớn gắn chặt với Iran. Trừng phạt kinh tế là giải pháp tối ưu đối với các thế lực ngông cuồng, hiếu chiến bởi đây là chiêu thức “lấy nhu chế cương”. Một khi kinh tế suy thoái, thượng tầng chính trị rối loạn, hạ tầng xã hội căng phồng mâu thuẫn, lúc này đối phương như con cọp tàn hơi, kiệt sức, muốn bắt nấu cao sẽ dễ như bắt gà trong lồng.

Không tấn công đáp trả Iran tội bắn hạ Drone của Mỹ là quyết định đúng đắn của tổng thống Donald Trump, vì nếu đánh Iran là trúng kế của Tập Cận Bình và phe Dân chủ Mỹ, vì đã phóng tomahawk vào Iran thì các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ hơn sẽ vô tình bị vô hiệu hóa bởi khi đó thì chỉ có bom đạn đối đầu với bom đạn mà thôi.

Phải đốt cháy kho lương địch trước rồi dùng chiêu “mưu phạt tâm công” làm cho địch quân rối loạn nội bộ do tàn hơi kiệt sức rồi muốn đánh cũng chưa muộn màng. Cuối cùng Trump  đã dùng thứ vũ khí lợi hại hơn gấp vạn lần Tomahawk đó là cuộc tấn công điện toán (cyberattacks) làm TÊ LIỆT hệ thống mạng của Ba Tư dùng để điều khiển các vụ phóng hỏa tiễn của chế độ Tehran!

Ba Tư choáng váng: hậu quả tổn thất năng lực quốc phòng của Ba Tư gấp nhiều lần so với hậu quả của một cuộc không kích thông thường. TT Trump quyết định chọn giải pháp tấn công hệ thống điện toán (computer networks) vì không gây tổn thương một nhân mạng nào cả.

Trừng phạt kinh tế Iran là đánh vào Nga nô, đánh vào Tàu cộng, đánh dập hai cái đầu của cái mình rắn Ba Tư. Quả thật là nước cờ cao tay ấn.

Tran Hung