Cảnh báo: TQ xây sân bay quân sự trong rừng Campuchia, sát sườn Việt Nam và nối liền cảng nước sâu

Sân bay Dara Sakor do nhà thầu T.Q xây nhìn như vết sẹo cắt qua nơi từng là một khu rừng rậm hoang sơ ở tây nam Campuchia.

Khi được hoàn thành vào năm tới, sân bay quốc tế Dara Sakor ở tỉnh Koh Kong sẽ sở hữu đường băng dài nhất Campuchia. Gần đó, các công nhân đang miệt mài đốn cây trong công viên quốc gia để mở đường cho việc xây dựng một cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu chi ê'n.

Công ty T.Q phụ trách xây cảng và sân bay kể trên khẳng định chúng chỉ phục vụ mục đích dân sự. Nhưng quy mô của thỏa thuận giao đất tại Dara Sakor đang khiến không ít người hoài nghi, đặc biệt khi một phần của dự án mọc lên trong khu vực vốn bị coi là “rừng thiêng nước độc”.

Các hoạt động tại Dara Sakor và tại những dự án lân cận do nhà thầu T.Q triển khai làm dấy lên quan ngại rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch biến Campuchia trở thành một tiền đồn quân sự của riêng mình.

Đường băng đang xây dựng tại sân bay quốc tế Dara Sakor của Campuchia nhìn từ trên cao. Ảnh: NYTimes.
“Tại sao T.Q lại muốn xây đường băng giữa rừng rậm? Công trình này sẽ giúp T.Q phát huy sức mạnh không quân ra toàn khu vực, làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi”, Sophal Ear, nhà khoa học chính trị tại Đại học phương Tây ở Los Angeles, Mỹ, nhận định.

Khi mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài, T.Q phải cạnh tranh với chiếc ô an ninh mà Mỹ đã dựng lên tại khu vực từ hàng thập kỷ trước. Nhưng ở Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đang có xu hướng quay lưng với Washington và đón nhận nồng nhiệt Bắc Kinh, hiện là nhà đầu tư kiêm đối tác thương mại lớn nhất của Phnom Penh.

Tại khu vực bờ biển Dara Sakor ở tây nam Campuchia, giới chức quân sự Mỹ cho biết T.Q đã đạt được thỏa thuận độc quyền nhằm mở rộng một căn cứ hiện nay của hải quân Campuchia.

“Chúng tôi lo ngại rằng đường băng và các cơ sở hạ tầng bến cảng ở Dara Sakor đang được xây dựng nhằm phục vụ mục đích quân sự bởi quy mô của nó vượt xa nhu cầu hạ tầng cho hoạt động thương mại cả ở hiện tại và tương lai”, Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết.

“Bất kỳ bước đi nào của chính phủ Campuchia nhằm hoan nghênh quân đội nước ngoài hiện diện ở nước này cũng đều sẽ làm xáo trộn hòa bình và ổn định tại khu vực”, đại tá Eastburn nói thêm.

Vị trí của cảng nước sâu và sân bay của T.Q tại Campuchia sát sườn VN
Bộ Tài chính Mỹ hồi đầu tháng áp đặt lệnh trừng phạt với tướng Kun Kim, cựu tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF), với cáo buộc ông này có liên quan đến dự án ở Dara Sakor ở tỉnh Koh Kong và hưởng lợi tài chính từ quan hệ với một công ty quốc doanh T.Q.

Thủ tướng Hun Sen bác bỏ những ý kiến cho rằng ông để T.Q thiết lập hiện diện quân sự ở Campuchia. Chính phủ của ông khẳng định đường băng và bến cảng ở Dara Sakor sẽ biến vùng rừng rậm hẻo lánh này thành một trung tâm hậu cần toàn cầu, giúp “tạo ra phép màu”.

“Sẽ không có quân đội T.Q ở Campuchia, không bao giờ”, phát ngôn viên chính phủ Pay Siphan nhấn mạnh. “Có lẽ người da trắng muốn kìm hãm Campuchia bằng cách ngăn cản chúng tôi phát triển kinh tế”.

Hồi tháng 7, nhiều người mặc quân phục tìm đến ngôi nhà gỗ của Thim Lim, một ngư dân sống ở công viên quốc gia lớn nhất Campuchia. Họ yêu cầu ông rời đi.

Thim Lim cho hay ông được các quan chức từ Bộ Quản lý Đất đai thông báo rằng ngôi nhà của ông sẽ bị phá hủy vào năm tới để nhường chỗ cho một “quân cảng do T.Q xây dựng”.

Những dân làng khác có mặt tại cuộc gặp xác nhận lời của Thim Lim. Bộ Quản lý Đất đai Campuchia không đưa ra bình luận.

“T.Q lớn đến nỗi họ có thể làm mọi việc họ muốn”, ông nói.

Đất của Thim Lim là một phần trong khu vực mà chính phủ Campuchia cho tập đoàn Union Development thuê hơn 10 năm trước. Tập đoàn T.Q Union Development không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trên thị trường quốc tế, ngoài Campuchia.

Thỏa thuận với Union Development gây hoài nghi ngay từ khi bắt đầu. Nó không mở thầu rộng rãi và Union Development được trao một hợp đồng thuê kỳ hạn 99 năm trên diện tích đất lớn gấp ba lần diện tích mà luật đất đai Campuchia cho phép. Công ty cũng không phải trả bất kỳ khoản thanh toán nào trong 10 năm qua.

Một công trường của dự án xây dựng do T.Q làm chủ ở Dara Sakor. Ảnh: NYTimes.
Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc tướng Kun Kim hưởng lợi từ “mối quan hệ với một thực thể nhà nước T.Q”, đồng thời “sử dụng binh lính để đe dọa, phá hủy và giải tỏa đất”. Dù tên công ty T.Q không được nêu trong thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, các nhóm vận động và người dân địa phương tin rằng đây chính là Union Development.

Dù với điều khoản cho thuê hào phóng, khu phức hợp nghỉ dưỡng là một phần của dự án Dara Sakor đã được hoàn thành hiện khá ảm đạm vì không có khách. Nhưng thay vì rút khỏi một dự án không hiệu quả, Union Development lại tăng gấp đôi khoản đầu tư. Những công trình mới tại Dara Sakor bao gồm một đường băng dài 3.200 mét và một cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận tàu 10.000 tấn.

Câu hỏi “Ai kiểm soát liên doanh ở Dara Sakor” hiện vẫn mơ hồ. Suốt nhiều năm, Union Development khẳng định dự án Dara Sakor hoàn toàn của tư nhân. Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Chhum Socheat lại nói với báo New York Times rằng Cơ quan Hàng không Dân dụng Campuchia đang điều hành dự án sân bay, đồng nghĩa nó không thể có mối liên hệ nào với quân đội T.Q.

Sin Chansereyvutha, phát ngôn viên Cơ quan Hàng không Dân dụng, trong khi đó cho hay “chúng tôi không có bất kỳ thỏa thuận nào” ở sân bay Dara Sakor.

Cách Dara Sakor khoảng 80 km, một dự án bất động sản của T.Q tiếp tục mọc lên tại một công viên quốc gia khác. Khu nghỉ dưỡng quốc tế Sealong Bay có cảnh quan biển và đầu bếp T.Q. Nhưng dự án bên cạnh nó mới thu hút được chú ý: Căn cứ hải quân Ream, lớn nhất Campuchia.

“Tất cả những dự án này đều bao trùm sự mơ hồ bởi bạn không bao giờ biết chắc điều gì đang diễn ra”, Devin Thorne, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến, trụ sở ở Washington, bình luận.

Hồi tháng 7, Wall Street Journal đưa tin về một dự thảo thỏa thuận bí mật trao cho T.Q quyền tiếp cận độc quyền với một phần quân cảng Ream trong vòng 30 năm.

Những đồn đoán về Ream bắt đầu bùng lên trong năm nay khi Mỹ, bên đã đáp ứng yêu cầu từ Campuchia tân trang lại một phần căn cứ, nhận được thông báo rằng Campuchia không còn muốn người Mỹ giúp đỡ.

“Việc rút lại yêu cầu 6 tháng sau đó gây bất ngờ và đặt ra câu hỏi về kế hoạch của chính phủ Campuchia đối với căn cứ”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eastburn cho biết.

Tướng Chhum Socheat phủ nhận Campuchia đã yêu cầu Mỹ cung cấp kinh phí tân trang căn cứ Ream.

“Chúng tôi hoàn toàn đủ khả năng. Chúng tôi có cần nhờ người Mỹ giúp phát triển lãnh thổ của mình không? Chúng tôi có cần van nài Mỹ thực hiện dự án này không”, ông nói.

Nhưng trong một bức thư hồi tháng 5 gửi tới Bộ Quốc phòng Campuchia, tùy viên quốc phòng Mỹ ở Phnom Penh lưu ý rằng Campuchia đã “yêu cầu Mỹ hỗ trợ tiến hành sửa chữa và cải tạo quy mô nhỏ đối với những cơ sở do Mỹ cung cấp tại căn cứ”.

Tàu chi ê'n Campuchia tại căn cứ hải quân Ream. Ảnh: NYTimes.
Phản hồi một tháng sau đó, một quan chức Campuchia nói “việc sửa chữa và cải tạo các cơ sở ở căn cứ là không còn cần thiết”.

Trong bức thư tiếp theo, Joseph Felter, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam và Đông Nam Á lúc bấy giờ, cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh rằng “sự thay đổi chính sách đột ngột này có thể là chỉ dấu cho những thay đổi lớn hơn tại căn cứ hải quân Ream, đặc biệt là các kế hoạch liên quan tới việc tiếp nhận các khí tài quân sự T.Q”.

Bộ Quốc phòng Campuchia không trả lời bức thư trên.

Thủ tướng Hun Sen cùng các cấp phó cáo buộc Mỹ đang tìm cách hỗ trợ phe đối lập chống lại chính phủ của ông. Hồi tháng 7, Hạ viện Mỹ thông qua một dự luật áp đặt trừng phạt lên các cá nhân làm suy yếu nền dân chủ ở Campuchia.

Hai năm trước, quân đội Campuchia hủy các cuộc tập trận chung với Mỹ và bắt đầu các cuộc tập trận chung với T.Q. Sau đó, Thủ tướng Hun Sen hồi giữa năm thông báo ông đã chi 240 triệu USD mua vũ khí T.Q, một động thái cho thấy mối quan hệ quân sự ngày càng khăng khít giữa hai nước.

“Nếu Đại sứ quán Mỹ không ưa chúng tôi, họ có thể đóng gói và ra đi”, Pay Siphan, phát ngôn viên chính phủ Campuchia, nói trong một cuộc phỏng vấn. “Họ là bên gây rối. Chúng tôi nhìn thấy điều đó khi họ coi thường Campuchia. T.Q đang thúc đẩy sự thịnh vượng của chúng tôi. Chúng tôi là những người bạn rất tốt”.

(Theo New York Times)