Báo cáo ‘rò rỉ’: Trung Quốc có thể tắt hệ thống điện lưới của Philippines vào bất cứ lúc nào

Hệ thống điện lưới của Philippines hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc và có thể bị ngừng hoạt động trong thời gian xảy ra xung đột, theo một báo cáo nội bộ của các nhà lập pháp Philippines mà CNN thu thập được.

Tập đoàn điện lưới nhà nước Trung Quốc có 40% cổ phần trong Tập đoàn điện lưới quốc gia Philippines (NGCP) – một tập đoàn tư nhân chuyên vận hành hệ thống đường điện của Philippines kể từ năm 2009. Kể từ khi thỏa thuận được ký kết vào một thập kỷ trước, chính quyền Philippines đã có những quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ can thiệp vào hệ thống năng lượng của đất nước này.

Các máy biến áp Philippines-Tây Ban Nha-công ty-Aboitiz, FOCUS “của Cecil Morella Electric Transformers được nhìn thấy tại kho của Công ty Điện lực Visayas (VECO) thuộc sở hữu của Aboitiz tại Thành phố Cebu, miền trung Philippines vào ngày 01/3/2010.
Các nhà lập pháp Philippines kêu gọi xem xét khẩn cấp về vấn đề điều hành mạng lưới điện trong tháng 5/2020 này, sau khi báo cáo tuyên bố rằng chỉ có các kỹ sư Trung Quốc mới có quyền truy cập vào các yếu tố chính của hệ thống; và về mặt lý thuyết, hệ thống điện lưới quốc gia của Philippines có thể bị vô hiệu hóa từ xa theo lệnh của Bắc Kinh.

Trong lịch sử chưa từng xảy ra cuộc tấn công nào giống như vậy của Trung Quốc vào hệ thống điện lưới, cũng như không có bằng chứng nào về một cuộc tấn công như thế trong tương lai. Đây chỉ là khả năng về mặt lý thuyết.

Báo cáo này do một cơ quan chính phủ soạn thảo và được một nguồn tin (yêu cầu bảo mật) cung cấp cho CNN. Báo cáo đã đưa ra lời cảnh báo rằng hệ thống điện lưới của Philippines hiện đang “nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn” của chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc có “toàn bộ khả năng phá vỡ các hệ thống năng lượng của Philippines”.

“An ninh quốc gia của chúng ta hoàn toàn bị tổn hại do tập đoàn NGCP trao quyền kiểm soát và truy cập độc quyền cho chính phủ Trung Quốc”, báo cáo cảnh báo.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Tập đoàn điện lưới nhà nước Trung Quốc tham gia vào các dự án do Tập đoàn điện lưới quốc gia Philippines điều hành với tư cách là đối tác của các công ty địa phương”.

“Philippines là quốc gia láng giềng và là đối tác quan trọng của Trung Quốc. Chúng tôi hỗ trợ các công ty Trung Quốc tiến hành kinh doanh tại Philippines, phù hợp với luật pháp và các quy định để mở rộng lợi ích chung và hợp tác theo hướng cùng có lợi”, tuyên bố nói thêm. “Chúng tôi hy vọng một số cá nhân ở Philippines cũng nhìn nhận việc hợp tác song phương này với một tinh thần cởi mở cũng như thái độ khách quan và công bằng. Họ không nên quá lo lắng hoặc thậm chí tự ‘nhào nặn’ ra một số vấn đề một cách vô căn cứ”.

CNN đã liên hệ với nhà đầu tư TransCo và NGCP để yêu cầu bình luận về vấn đề “chỉ sở hữu nhưng không điều hành” này.

‘Chỉ cần một cú ngắt cầu giao’

Vào tháng 5/2020, trong một cuộc tranh luận về vấn đề ngân sách năng lượng năm 2020, các thượng nghị sĩ đã nêu ra những quan ngại liên quan đến mạng điện lưới này. Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian, chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện, đại diện cho chính phủ, nói rằng “có một rủi ro tiềm ẩn” (bởi nhân tố nước ngoài), rằng mạng điện này có thể bị tắt từ xa.

Vào ngày 5/5, trong một tuyên bố [mà] không đề cập đến Trung Quốc một cách rõ ràng, ông Gatchalian nói: “Chủ tịch tập đoàn Truyền điện Quốc gia TransCo cho biết họ đã nghiên cứu khả năng này. Ông nói hệ thống đường dẫn điện có thể được vận hành theo cách thủ công. Việc bị thao túng có thể xảy ra, nhưng với khả năng kỹ thuật của TransCo hiện nay, họ có thể tiếp quản việc vận hành thủ công này”.

Ông Gatchalian nói. “Chỉ cần ngắt cầu giao một cái, điện sẽ không truyền được đến bất kỳ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, (hoặc) bất kỳ cơ sở quân sự nào của chúng ta”. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải mất từ ​​24 giờ đến 48 giờ để kích hoạt lại mạng lưới.

Khi Mỹ và Trung Quốc tranh đua, châu Á có nguy cơ bị kẹt ở giữa.

Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros thuộc phe đối lập, cho rằng với tham vọng bá quyền gần đây của Trung Quốc thì việc họ đồng sở hữu NGCP là “mối quan ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia đối với Philippines”.

Một phương tiện tấn công đổ bộ hàng hải của Mỹ (AAV) tiến vào bờ sau khi rời một tàu vận tải đổ bộ (nền) trong một cuộc tập trận trên bãi biển tại San Antonio thuộc tỉnh Zambales vào ngày 21/4/2015, như một phần của sự kiện hàng năm Philippine- Mỹ diễn tập chung khoảng 220 km (137 dặm) về phía đông của bãi cạn Scarborough ở biển đông. (Ảnh bởi TED ALJIBE / AFP qua Getty Images)
“Nếu các hoạt động của hệ thống điện quốc gia là do các kỹ sư Trung Quốc kiểm soát và quản lý, thì họ có ‘quyền lực vô biên’ đối với nguồn cung cấp năng lượng của đất nước Philippines”, bà Hontiveros nói. “Điều này sẽ gây rủi ro lớn cho cơ sở hạ tầng công cộng và an ninh quốc gia”.

Thượng nghị sĩ Gatchalian cho biết ông chia sẻ mối quan tâm với bà Hontiveros, và hứa rằng chính phủ sẽ cải thiện việc trông coi và giám sát mạng lưới điện để đảm bảo rằng quyền kiểm soát “vẫn nằm trong tay người Philippines”.

“Hệ thống điện lưới có lẽ là một trong những cơ sở quan trọng nhất của nước ta”, ông Gatchalian nói.

Trung Quốc kiểm soát mạng lưới điện Philippines bằng công nghệ của Huawei?

Tập đoàn NGCP có trọng trách phân phối điện trên toàn đất nước Philippines, kết nối các nhà máy điện với người tiêu dùng trong cả nước, cung cấp điện dân dụng cho gần 78% hộ gia đình với hơn 105 triệu người sử dụng, theo báo cáo nội bộ.

Tập đoàn này được tư nhân hóa vào năm 2009, với Tập đoàn Grid của nhà nước Trung Quốc nắm giữ cổ phần lớn và cung cấp nhân viên để giúp vận hành các hệ thống ở Philippines.

Theo báo cáo cung cấp cho CNN, công nghệ vận hành mạng lưới điện này được chuyển sang sử dụng các sản phẩm của Huawei, mà theo báo cáo là “hoàn toàn độc quyền”, và chỉ các kỹ sư Trung Quốc mới có thể vận hành. Trong cuộc tranh luận tại Thượng viện, ông Gatchalian đã thừa nhận rằng các kỹ sư Trung Quốc kiểm soát một số hệ thống nhất định và một số sách hướng dẫn chỉ được cung cấp bằng tiếng Trung. Điều này là trái với quy định.

Đặc biệt, báo cáo cảnh báo rằng hệ thống “Kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu” (SCADA) được sử dụng để giám sát các trạm biến áp, máy biến áp và các tài sản khác của hệ thống điện, hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ của Huawei. “Không ai trong số các kỹ sư địa phương được đào tạo cũng như không ai được cấp chứng chỉ để vận hành hệ thống”, báo cáo cho biết.

Trong một tuyên bố với CNN, Huawei cho biết các tuyên bố trong báo cáo “không phản ánh đúng sự thật”.

“Huawei chưa bao giờ cung cấp bất kỳ thiết bị nào cho các hệ thống điều khiển của NGCP”, một phát ngôn viên của Huawei nói. “Là nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin toàn cầu hàng đầu, Huawei luôn tuân thủ nghiêm ngặt mọi luật pháp và quy định hiện hành của các quốc gia nơi công ty hoạt động. Huawei cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn và đáng tin cậy cho khách hàng của mình”.

Các hoạt động của công ty đã bị trì hoãn trong năm nay bởi những cáo buộc về sự đe dọa đối với nền an ninh quốc gia. Chính quyền Washington đã ngăn chặn việc mở rộng các dịch vụ 5G ở Mỹ và thúc đẩy các đồng minh làm điều tương tự. Huawei liên tục tuyên bố mình là doanh nghiệp tư nhân và không cung cấp cho chính phủ Trung Quốc bất kỳ quyền truy cập hoặc kiểm soát công nghệ nào của Huawei.

Theo báo cáo nội bộ, các hệ thống khác trong mạng điện lưới quốc gia Philippines cũng hầu hết đều do các công ty Trung Quốc cung cấp thiết bị công nghệ và vận hành, bao gồm cả hệ thống cáp ngầm nối các nhà máy điện trên khắp các đảo và thiết bị điều khiển chính. Một số hệ thống được vận hành bởi các kỹ sư ở Trung Quốc thông qua internet.

Báo cáo mô tả hệ thống điện lưới quốc gia của Philippines là “được vận hành bởi các công dân nước ngoài [Trung Quốc] ở các cấp truy cập quan trọng”, cũng như “các hoạt động quan trọng của hệ thống đều do các công dân nước ngoài – trong và ngoài Philippines kiểm soát”.

Báo cáo kêu gọi các nhà lập pháp trả lại quyền kiểm soát và giám sát các hệ thống điện lưới quốc gia quan trọng cho chính phủ Philippines.

Tranh chấp lãnh thổ

Nhà lãnh đạo Thượng viện Juan Miguel Zubiri nói rằng “miễn là chúng ta không bị Trung Quốc xâm chiếm”, thì sự kiểm soát của Trung Quốc đối với mạng điện lưới không phải là vấn đề. Có một số thượng nghị sĩ đã hạ thấp mức độ của mối đe dọa này. Tuy nhiên, những thượng nghị sĩ khác vẫn lo ngại và thúc giục chính phủ Philippines hành động.

Thượng nghị sĩ Richard Gordon nói: “Rõ ràng trong vấn đề này tiềm ẩn rủi ro về an ninh quốc gia. Chúng ta đã trao [một phần] quyền kiểm soát lưới điện cho một tập đoàn thuộc một quốc gia đang tranh chấp quyền lợi với đất nước của chúng ta ở Biển Tây Philippines”.

Biển Tây Philippines là cách chính quyền Manila gọi phần lớn vùng Biển Đông, nơi đang diễn ra “cuộc tranh chấp lãnh thổ không hồi kết” giữa Manila và Bắc Kinh. Bắc Kinh tuyên bố hầu hết vùng biển này là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc, và trong nhiều năm gần đây họ đã tiến hành các hoạt động quân sự hóa, xây dựng các bãi cát và đảo nhân tạo trên khắp khu vực này.

Năm 2016, tòa án quốc tế The Hague đã tuyên bố phán quyết có lợi cho Philippines trong một tranh chấp trên biển, và kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền sở hữu lịch sử đối với phần lớn Biển Đông.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bác bỏ phán quyết của Tòa án The Hague đối với khu vực giàu tài nguyên này, nơi hàng năm có giao dịch ​thương mại hàng hải trị giá 5 nghìn tỷ USD.

“Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ yêu cầu hoặc hành động nào dựa trên những phán quyết đó”, ông Tập nói. Trung Quốc đã “tẩy chay” các phiên tố tụng của The Hague.

Trung Quốc về hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ: Chúng tôi có tên lửa 03:03.

Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Manila đã đình chỉ vấn đề tranh chấp và tìm cách củng cố mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh. Năm 2018, hai nước đã đạt được thỏa thuận hợp tác sơ bộ trong việc khai thác dầu khí trong khu vực biển Tây Philippines.

Sau chuyến công du của ông Duterte tới Bắc Kinh vào tháng 9/2019, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, hai nước có thể có một “bước tiến lớn hơn” trong hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi.

Ông Tập Cận Bình cho biết: “Miễn là hai bên xử lý đúng vấn đề Biển Đông, thì bầu không khí quan hệ song phương sẽ ổn định, nền tảng của mối quan hệ sẽ ổn định, cũng như hòa bình và ổn định khu vực sẽ được đảm bảo”.

Ông Duterte cho biết ông Tập đã đề nghị Philippines mua phần lớn cổ phần trong liên doanh, nếu chính quyền Manila đồng ý bỏ qua phán quyết năm 2016 (về việc Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền sở hữu đối với phần lớn Biển Đông), theo CNN Philippines.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không đưa ra bình luận trực tiếp về vấn đề này. Bà nói rằng, Philippines “sẵn sàng đẩy nhanh hợp tác với Trung Quốc để khai thác dầu khí chung”.

“Hai bên tuyên bố thành lập ban chỉ đạo liên chính phủ chung và một nhóm điều phối các doanh nghiệp có liên quan từ hai nước về vấn đề hợp tác dầu khí”, bà nói.

Tuy nhiên, căng thẳng vẫn tồn tại, và một số chính trị gia ở Philippines đã thất vọng về việc ông Duterte sẵn sàng đánh đổi yêu sách lãnh thổ lịch sử để thể hiện thiện chí nhằm làm vừa lòng Bắc Kinh.

Vào tháng Tư năm nay, Manila đã viết thư phản đối Trung Quốc về sự hiện diện của hàng trăm tàu ​​Trung Quốc gần một hòn đảo do Philippines quản lý ở Biển Đông. Ông Duterte sau đó đe dọa sẽ gửi quân đội Philippines tới hòn đảo để “chiến đấu đến cùng” nếu Bắc Kinh không chịu rời đi.

Theo NTDVN