Gần đây, Trung Quốc liên tiếp có nhiều hành vi gây hấn với Việt Nam ở biển Đông, tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, tàu thăm dò của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và mới đây nhất là việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Quận Tây Sa và Quận Nam Sa trên hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa của Việt Nam. Như thường lệ trước đó, VN luôn bày tỏ “quan ngại” phản đối Trung Quốc, nay thì không còn nữa mà VN đã có hành động mạnh mẽ.
Trước đó, TQ có nhiều hành động gây hấn trên biển Đông thậm chí có nhiều yêu sách ngang ngược, nhưng VN chỉ có hành động là quan ngại. Nhiều người cho rằng VN nhu nhược? Phải chăng đây là sự thật?
Quan ngại là chính sách mềm dẻo nhất và hữu hiệu nhất lúc bây giờ. Thông qua Bộ Ngoại giao VN khẳng định chủ quyền để cộng đồng quốc tế biết, vừa cho thấy Việt Nam không làm ngơ khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và Việt Nam đang hành xử 1 cách chừng mực, hợp pháp, tuân thủ luật pháp quốc tế. Với hành động này của VN, bạn bè quốc tế ngày càng thấy rõ bản chất của một cường quốc không biết lý lẽ không tôn trọng luật pháp quốc tế của TQ.
Ngoài ra VN còn kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền của Việt Nam thông qua ngoại giao, Việt Nam trân trọng những động thái ngoại giao nhằm củng cố tiếng nói khẳng định chủ quyền của mình trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam không bao giờ cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng quân đội để can thiệp và giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi nếu VN cho phép các đế quốc can thiệp thì đến nguy cơ chủ quyền đối với 2 quần đảo vốn dĩ thuộc Việt Nam trở thành vùng tranh chấp quốc tế. tất cả các quốc gia tham gia đều có quyền lợi, điều này sẽ xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Quan ngại, kêu gọi sự ủng hộ bạn bè quốc tế là phương án đối phó với TQ trước đó, nay VN dường như có đường hướng mạnh mẽ hơn. Và điều đó được thể hiện qua các sự kiện gần đây.
Khi TQ đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, thì chúng ta trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi ở Hoàng Sa. Đồng thời VN cũng yêu cầu phía TQ bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Thậm chí VN gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông lên LHQ, khi nước này có yêu sách với các nước Philippines và Malaysia. Công hàm thể hiện đầy đủ lập trường nhất quán của Việt Nam đối với lợi ích hợp pháp và chính đáng của Việt Nam tại Biển Đông. Công hàm này là bước tiếp nối trong chuỗi trao đổi công hàm về vấn đề thềm lục địa tại Biển Đông khởi đầu từ Malaysia. Nó dường như cho thấy có một sự phối hợp “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” giữa Malaysia, Philippines và Việt Nam trong việc chống lại các yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.
Sau khi VN gửi công hàm phản đối Trung Quốc, Bắc Kinh đã gửi Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối hai công hàm ngày 30.3 và 10.4 của Việt Nam về Biển Đông liên quan đến Báo cáo riêng của Malaysia trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa vào tháng 12.2019. Trung Quốc “kiên quyết yêu cầu Việt Nam rút toàn bộ nhân sự vận hành và các cơ sở trên các đảo và bãi đá mà nước này xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp”. Và ngay sau khi gửi công hàm nói trên, ngày 18.4 Trung Quốc đã ra tuyên bố thành lập cái gọi là quận Tây Sa và Nam Sa.
Trước hành động trên, Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, một học giả uy tín về Biển Đông, nhận định chi tiết này có thể được xem là tín hiệu rằng Trung Quốc có thể gia tăng cưỡng ép hoặc viện đến vũ lực trên thực địa chống lại các quốc gia có yêu sách khác.
Ngay sau tuyên bố xấc láo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc huỷ quyết định sai trái ở Trường Sa, Hoàng Sa. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình biển Đông, khu vực và thế giới, bà Hằng nói.
Dường như gần đây VN có hành động mạnh mẽ hơn khi TQ thực hiện dã tâm bành trướng ở biển Đông, và tương lai sẽ còn nhiều hành động nữa nếu TQ không từ bỏ dã tâm của mình. Nếu VN cứ mạnh mẽ như thế này trong tương lai chắc chắn TQ đừng hòng bắt nạt VN thêm nữa!
Quang Lâm