Mỹ vạch trần tội á.c của TQ, ĐBSCL có cơ hội hồi sinh?

Một vùng đồng bằng trù phú có hệ thống kênh rạch chằng chịt bao đời, nay người dân nơi đây phải chịu cảnh hạn hán, xâm nhập mặn hoành hành khủng khiếp. Khó có ai ngờ rằng, người dân “khát nước” phải mang can đi mua với giá đắt đỏ. Nhiều người cho rằng để xảy ra thảm cảnh này là do TQ ngăn đập trữ nước, thực hiện dã tâm thâm độc. Và nay nghi ngờ này đã được Mỹ chứng minh là sự thật, các nước đã lên tiếng, và cơ hội cứu ĐBSCL của VN đã đến.

Không chỉ đối mặt với dịch bệnh việm phổi Vũ Hán, người dân Việt Nam còn phải đối mặt với thiên tai hạn hán và xâm nhập mặn. Điển hình là ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề, 11 tỉnh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn mặn, trong đó 5 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai.

Tại Bến Tre hiện có trên 5.200 ha diện tích lúa bị thiệt hại, khoảng 20.000 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa và hơn 1.000 ha cây giống, hoa kiểng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Tại tỉnh Long An, ước tính diện tích lúa bị ảnh hưởng trong mùa khô khoảng 13.500 ha; Sóc Trăng cũng có khoảng 4.000 ha lúa tại thiệt hại do xâm nhập mặn. Còn tỉnh Tiền Giang, nước mặn đã làm ảnh hưởng đến tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh; hàng chục nghìn ha cây trồng tại “thủ phủ cây ăn trái” đã và đang thiếu nước trầm trọng. Tại Kiên Giang, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng sâu và gay gắt hơn so với nhiều năm trước.

ĐBSCL rơi vào tình cảnh này một phần là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, và việc sử dụng nước tại chỗ bất hợp lý. Nhưng nguyên nhân chính là do các đập thủy của Trung Quốc xây ở thượng nguồn, dường như trước đó chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ. Và hôm nay Mỹ đã vào cuộc điều tra và đưa ra kết luận bất ngờ.

Theo điều tra của công ty Eyes on Earth, được Hoa Kỳ tài trợ công bố ngày 12/04/2020, cho thấy đã có rất nhiều nước từ cao nguyên Tây Tạng đổ về thượng nguồn sông Mêkông tại Trung Quốc (đoạn sông mà Trung Quốc gọi là Lan Thương), đúng vào giai đoạn mà Bắc Kinh tuyên bố phía Trung Quốc cũng bị hạn hán. Đồng giám đốc điều tra, ông Alain Basist, nhấn mạnh : “Không thể bác bỏ được các dữ liệu từ vệ tinh, trong khi có rất nhiều nước trên cao nguyên Tây Tạng, thì những nước như Campuchia và Thái Lan lại lâm vào cảnh thiếu nước… Đã có một lượng nước khổng lồ bị Trung Quốc giữ lại’’.

Theo điều tra của Eyes on Earth, tổng lượng nước mà các hồ chứa nước để làm thủy điện của Trung Quốc có thể dự trữ là 47 tỉ mét khối. Nói một cách hình ảnh, theo kết quả điều tra về lượng nước Mêkông suốt 28 năm này, các đập thủy điện của Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng một lượng nước của dòng sông, tương đương với chiều cao khoảng 130 mét (410 feet). Trung Quốc phát triển mạng lưới đập thủy điện dày đặc để thực hiện tham vọng kinh tế nông nghiệp. Để thực hiện dã tâm này TQ bất chấp việc xây đập tích trữ nước thay đổi dòng chảy, khiến các nước ở hạ nguồn bị ảnh hưởng nặng nề, và VN cũng không ngoại lệ. ĐBSCL sẽ bị hủy diệt trong thời gian nữa, nếu như TQ cứ tích trữ nước ở thượng nguồn.

Sau khi Mỹ công bố dữ liệu nghiên cứu Thái Lan là quốc gia có phản ứng sớm. Lãnh đạo cơ quan tài nguyên nước Thái Lan khẳng định điều tra là cần thiết để xác định nguyên nhân hạn hán. Tổng thư ký Ủy Hội Sông Mêkông của Campuchia cũng cho biết vấn đề hạn hán là rất nghiêm trọng, các kết quả điều tra nói trên cần được Ủy Hội Sông Mêkông ‘‘xem xét nghiêm túc’’. Tổ chức này cũng đã yêu cầu Bắc Kinh cung cấp thêm thông tin, số liệu nước đập thủy điện về mùa khô, nhưng hiện nay hai bên chưa có thỏa thuận chính thức nào.

Các quốc gia chịu ảnh hưởng từ đập thủy điện của TQ đã lên tiếng, VN nên tận dụng cơ hội này mà cứu nguy cho ĐBSCL đang hấp hối. VN nên đòi hỏi Trung Quốc phải minh bạch thông tin về các đập thủy điện thượng nguồn. VN nên tận dụng sức mạnh tập thể để gây sức ép và buộc TQ phải ngưng việc tích trữ nước ở các đập thủy điện.

Năm 2020, Việt Nam là chủ tịch luân phiên ASEAN. Thiết nghĩ VN nên tận dụng cơ hội này để cứu nguy cho ĐBSCL. Hãy mạnh mẽ như chúng ta đã gửi công hàm lên LHQ phản bác yêu sách ở biển Đông. Ba nước Malaysia, Philippines và Việt Nam đồng lòng khiến TQ đơn độc và trở tay không kịp. Xin hãy hành động đừng để một vùng đồng bằng trù phú – một vựa lúa nuôi sống cả nước bị biến mất.

Tâm Bão