Chính Trị Việt Nam https://chinhtrivietnam.org Chính Trị Việt Nam Tue, 15 Sep 2020 10:04:18 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.18 Coi thường quy định của Chính phủ, nữ bí thư huyện nghèo ở Huế đi xe công tiền tỷ mới đúng đẳng cấp! https://chinhtrivietnam.org/coi-thuong-quy-dinh-cua-chinh-phu-nu-bi-thu-huyen-ngheo-o-hue-di-xe-cong-tien-ty-moi-dung-dang-cap.html https://chinhtrivietnam.org/coi-thuong-quy-dinh-cua-chinh-phu-nu-bi-thu-huyen-ngheo-o-hue-di-xe-cong-tien-ty-moi-dung-dang-cap.html#respond Thu, 07 May 2020 02:43:47 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21185 Chính phủ quy định xe công vụ phục vụ lãnh đạo huyện không được vượt quá 720 triệu đồng/chiếc nhưng Bí thư Huyện ủy Nam Đông lại sử dụng xe có giá 1,3 tỷ đồng.

Theo điều tra, bà Lê Thị Thu Hương – Bí thư Huyện ủy Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) đang đi xe công có giá trị vượt quá Nghị định số 04/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, Nghị định 04/2019/NĐ – CP quy định mức giá tối đa để mua xe phục vụ công tác cho các chức danh có phụ cấp lãnh đạo như: Bí thư, Phó Bí thư huyện uỷ, thị uỷ, quận uỷ; Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện; Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là 720 triệu đồng/xe.

Thế nhưng, hiện tại nữ Bí thư Huyện ủy Nam Đông lại đang sử dụng chiếc xe Fortuner BKS: 75C-004.02 có giá lúc mua là 1,3 tỷ đồng.

Chiếc xe công nhãn hiệu Toyota Fortuner mà Bí thư Huyện ủy (Nam Đông) đang thường xuyên sử dụng có giá trị hơn 1,3 tỷ đồng.
Thông tin VTC News có được, năm 2017, lúc còn nắm giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, có tờ trình gửi UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế về việc mua sắm chiếc xe nói trên.

Đáng chú ý, thời điểm ấy chiếc xe được mua sản xuất tại Indonesia và nhập khẩu về Việt Nam có giá thị trường là hơn 1,3 tỷ đồng. Việc này đồng nghĩa với việc chiếc xe công phục vụ lãnh đạo huyện Nam Đông vượt gần gấp đôi mức quy định tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP. Thế nhưng, cũng chưa rõ vì lý do gì, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn cho UBND huyện Nam Đông mua xe.

Sau khi mua về chiếc xe Fortuner BKS: 75C-004.02 có giá tiền tỷ được cho Văn phòng HĐND và UBND huyện Nam Đông quản lý, sử dụng. Trong đó, bà Lê Thị Thu Hương thường xuyên sử dụng chiếc xe này để đi cơ sở, công tác.

Năm 2018, bà Hương được miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện Nam Đông để chuyển sang công tác tại Huyện ủy Nam Đông với chức vụ Bí thư Huyện ủy. Đáng chú ý, thời điềm ẩy, chiếc xe tiền tỷ nói trên và lái xe cũng được chuyển sang Huyện ủy Nam Đông để quản lý, sử dụng và tiếp tục phục vụ bà Hương đi cơ sở, họp hành.

Trong khi đó, các cán bộ, lãnh đạo phòng ban của UBND huyện Nam Đông chấp nhận việc nhận chiếc xe ô-tô cũ hiệu Toyota loại Corolla Altis biển số 75C-7507, sản xuất năm 2008 có giá trị thấp hơn rất nhiều với chiếc xe Fortuner BKS: 75C-004.02.

Thừa nhận sai sót

Ông Nguyễn Văn Hóa – Chánh văn phòng UBND huyện Nam Đông lý giải, Nam Đông là huyện miền núi của Thừa Thiên – Huế. Theo quy định, trường hợp huyện đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng thì có thể mua xe 2 cầu với giá mua xe tối đa 1,1 tỷ đồng/xe.

Chiếc xe dừng ở một tòa nhà to đẹp giữa phố nghèo huyện miền núi Nam Đông.
Thế nhưng theo thông tin mà PV VTC News có được, chiếc xe Fortunner BKS: 75C-004.02 được UBND huyện Nam Đông mua với mức giá được báo cáo trong hồ sơ là 1.170.800.000 đồng. Tức là vẫn vượt hơn 70 triệu đồng theo quy định. Trong khi đó, giá thị trường thời điểm ấy chiếc xe này có giá hơn 1,3 tỷ đồng.

Mang thông tin nói trên hỏi Chánh văn Phòng UBND huyện Nam Đông thừa nhận việc mua chiếc xe Fortunner BKS: 75C-004.02 với giá trị thực hơn 1,3 tỷ đồng khác so với hồ sơ giấy tờ mua bán. Khoản chênh lệch giá mua xe được bù lại trên cơ sở kêu gọi kinh phí hỗ trợ từ các nguồn xã hội khác.

Chánh Văn phòng UBND huyện Nam Đông cho biết thêm, việc UBND huyện Nam Đông chấp nhận đổi chiếc xe Fortunner BKS: 75C-004.02 có giá tiền tỷ để lấy chiếc xe cũ có giá trị thấp hơn nhiều cho Huyện ủy Nam Đông là trên cơ sở đồng thuận của 2 bên.

“Việc đổi xe này được thực hiện trên cơ sở, văn phòng HĐND và UBND huyện cùng văn phòng Huyện ủy bằng tờ trình xin điều chuyển. Và, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế có quyết định đồng ý”, Chánh Văn phòng UBND huyện Nam Đông nói.

Cần phải thông tin thêm rằng, hiện tại huyện Nam Đông còn sử dụng số lượng xe vượt quá quy định. Cụ thể, theo quy định, UBND huyện Nam Đông chỉ được sử dụng tối đa 3 xe nhưng hiện tại, đơn vị này đang có 4 xe ô tô công vụ. Để xử lý chiếc xe công dôi dư nói trên, UBND huyện Nam Đông có báo cáo gửi Sở Tài chính và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế để xin hướng xử lý.

Liên quan đến sự việc nêu trên, PV VTC News nhiều lần liên lạc, nhắn tin với bà Lê Thị Thu Hương để đặt lịch làm việc nhưng bà này khóa máy.

Trong khi đó, trả lời PV VTC News, ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, ông cũng mới nắm được thông tin báo nêu và sẽ chỉ đạo kiểm tra, xác minh lại.

VTC News

]]>
https://chinhtrivietnam.org/coi-thuong-quy-dinh-cua-chinh-phu-nu-bi-thu-huyen-ngheo-o-hue-di-xe-cong-tien-ty-moi-dung-dang-cap.html/feed 0
Up clip tố cáo thì đi tù, còn ngoại tình chỉ bị cảnh cáo: Đúng là luật pháp chỉ dành cho dân đen! https://chinhtrivietnam.org/up-clip-to-cao-thi-di-tu-con-ngoai-tinh-chi-bi-canh-cao-dung-la-luat-phap-chi-danh-cho-dan-den.html https://chinhtrivietnam.org/up-clip-to-cao-thi-di-tu-con-ngoai-tinh-chi-bi-canh-cao-dung-la-luat-phap-chi-danh-cho-dan-den.html#respond Fri, 01 May 2020 10:19:19 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21034 2 thanh niên up clip Ông Nguyễn Đức Biên, Cục trưởng Cục thi hành án tỉnh Hậu Giang quan hệ với bồ nhí là hoa khôi sinh viên trong nhà nghỉ thì phút mốt bị bế đi. Còn ông Cục trưởng Biên thì cho đến hiện tại, chỉ bị kỷ luật cảnh cáo.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc bị xử lý về mặt Đảng, ông Biên phải chịu xử lý nghiêm khắc về mặt chính quyền. Thậm chí, có không ít ý kiến cho rằng ông Biên vi phạm luật Hôn nhân gia đình.

Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182. Theo đó, người phạm tội ngoại tình sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Vậy trường hợp ngoại tình đến mức nào thì bị xử lý hình sự? và ông Nguyễn Đức Biên, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang có bị xử lý theo Điều 182.

Trao đổi với báo chí, luật sư Trần Thị Ánh, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Lương (Đoàn Luật sư TP HCM), cho biết tại Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định về hình thức kỷ luật đối với đảng viên chính thức là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Để xác định hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Biên (40 tuổi), Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Hậu Giang thì trước hết cần xem xét mức quan hệ của ông Biên với người phụ nữ trong clip.

Luật sư Ánh phân tích: “Trường hợp ông Biên sống chung như vợ chồng với người phụ nữ này khi ông đang có vợ là vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình nên sẽ bị khai trừ Đảng theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 24 của Quyết định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Ngoài ra, còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 182 của Bộ luật Hình sự năm 2015”.

Nhà Báo Điều Tra

]]>
https://chinhtrivietnam.org/up-clip-to-cao-thi-di-tu-con-ngoai-tinh-chi-bi-canh-cao-dung-la-luat-phap-chi-danh-cho-dan-den.html/feed 0
Giới y tế Anh: Dùng máy thở Trung Quốc sản xuất “g.i.ế.t” bệnh nhân nhanh hơn https://chinhtrivietnam.org/gioi-y-te-anh-dung-may-tho-trung-quoc-san-xuat-g-i-e-t-benh-nhan-nhanh-hon.html https://chinhtrivietnam.org/gioi-y-te-anh-dung-may-tho-trung-quoc-san-xuat-g-i-e-t-benh-nhan-nhanh-hon.html#respond Fri, 01 May 2020 09:37:33 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21031 Đầu tháng Tư, các quan chức cấp cao trong nội các Anh đã tuyên bố một cách phấn khởi rằng đã mua 300 chiếc máy thở từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sau hơn một tuần, giới y tế Anh Quốc lại phát đi cảnh báo, những máy thở do Trung Quốc sản xuất này có thể khiến cho bệnh nhân “bị tổn thương nghiêm trọng, bao gồm cả dẫn tới tử vong”.

Ngày 4/4, Chính phủ Anh Quốc đã nhận được 300 chiếc máy thở vận chuyển từ Trung Quốc đến và dỡ hàng tại một căn cứ quân sự.

Sau 9 ngày, một số bác sĩ cấp cao và quản lý y tế của Anh đã đưa ra thông báo, thành phố của họ nhận được 250 máy thở, những máy thở này là mẫu Shangrila 510S (Shangrila 510S Emergency Transport Ventilator) do Công ty Cổ phần TNHH Hệ thống Y tế Nghi An Bắc Kinh ( Beijing Aeonmed) sản xuất, đây là một trong những công ty nghiên cứu sản xuất thiết bị phòng phẫu thuật, ICU hàng đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, những chiếc máy thở này có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ngày 30/4, NBC đưa tin, một bác sĩ lâu năm trong lĩnh vực gây mê và hồi sức tích cực đại diện cho thành phố Birmingham (thành phố lớn thứ 2 của Anh và cũng là một trong những khu vực dịch bệnh nghiêm trọng tại đây), và các bác sĩ lâm sàng cùng quản lý cấp cao đã viết một bức thư gửi cho quan chức cấp cao của Chính phủ Anh.

Các bác sĩ viết, hệ thống cung cấp oxy của những máy thở này có vấn đề, không cách nào rửa sạch bình thường được và không phải thiết kế theo quy cách châu Âu, sách hướng dẫn sử dụng cũng rất rối, và đây là máy thở sử dụng trên xe cứu hộ chứ không phải là máy thở sử dụng trong bệnh viện.

Trong thư nói, “Chúng tôi cho rằng nếu sử dụng những máy thở này, rất có khả năng sẽ gây tổn thương rất lớn cho người bệnh, bao gồm cả việc dẫn đến tử vong.” Đài NBC đọc được nội dung của bức thư ngày 13/4 này, trong đó nói, “Chúng tôi hy vọng ngừng sử dụng những máy thở này, thay thế thiết bị thở tốt hơn cho người bệnh nguy kịch.”

Sergeant major Andre Rose checks and prepares intensive care ventilators on April 1, 2020 at the German armed forces Bundeswehr’s supply and repair center for medical supplies in Blankenburg/Harz, eastern Germany. – The supply and repair center for medical supplies in Blankenburg is one of three centers of the Bundeswehr. Its supplies the entire force, including the Bundeswehr hospitals, with all medical equipment. (Photo by JENS SCHLUETER / AFP) (Photo by JENS SCHLUETER/AFP via Getty Images)
Các bác sĩ nói, lượng oxy được cung cấp bởi máy thở do Trung Quốc sản xuất “không ổn định và không đáng tin cậy”, chất lượng cấu tạo của nó “rất cơ bản”. Lớp vải bên ngoài của nó không cách nào rửa sạch một cách bình thường – khi chống lại virus có tính lây truyền cao, việc giặt rửa thường xuyên là điều không thể thiếu, đầu nối ống khí oxy của những máy thở này “không phù hợp với quy chuẩn châu Âu”.

Ngoài việc lo lắng về chất lượng, các bác sĩ Anh Quốc còn nói, họ không quen với những thiết bị này, không thích hợp với sử dụng trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.

Điều quan trọng nhất là những máy thở này hoàn toàn không phù hợp dùng trong bệnh viện: Theo những gì được nói trong sách hướng dẫn sử dụng, máy thở này dùng cho bệnh nhân trên xe cứu hộ chứ không phải được thiết kế dùng cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh trong bệnh viện. Các bác sĩ nói, họ buộc phải sử dụng xe đẩy của bệnh viện để làm giá đỡ tạm thời cho thiết bị này, nhằm mô phỏng theo tình huống trên xe cứu hộ.

Trong thư điện tử gửi cho NBC, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh Quốc (cơ quan phụ trách giám sát Dịch vụ y tế quốc gia và mua máy thở từ nước ngoài) cho biết, họ đã biết những phản hồi này của các bác sĩ, và đã đề xuất vấn đề với nhà sản xuất Trung Quốc.

Cơ quan này từ chối trả lời một số vấn đề chi tiết được nhắc đến trong thư, bao gồm đã mua tổng cộng bao nhiêu mẫu máy thở này, vì sao lại chọn mẫu này, và liệu có trưng cầu ý kiến của các bác sĩ ở tuyến đầu trước khi mua hay không, v.v. Tuy nhiên, cơ quan này nói, hiện những máy này chưa được đưa vào sử dụng.

Sản phẩm Trung Quốc chất lượng kém, toàn cầu trả hàng

Đài NBC phân tích, trường hợp của Anh không phải là trường hợp cá biệt, cùng với sự lây lan toàn cầu của virus Trung Cộng (virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán), những hàng hóa mua sắm từ Trung Quốc cũng khiến cho nhiều quốc gia đau đầu.

Từ tháng Ba đến nay, nhiều quốc gia phải mua nhiều thiết bị y tế từ nước ngoài để bù đắp thiếu hụt vật tư trong nước, và những thiết bị này phần lớn đều đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít thiết bị xuất hiện vấn đề về chất lượng hoặc không thích hợp sử dụng.

Vào tháng Ba, Cộng hòa Séc đã phát hiện kit thử nhanh nhập từ Trung Quốc có tỷ lệ thất bại tới 80%.

Cuối tháng Ba, sau khi Bộ Y tế Hà Lan phát hiện 600.000 khẩu trang mua từ Trung Quốc không phù hợp tiêu chuẩn, Hà Lan đã buộc phải thu hồi lại những khẩu trang đã phân phát. Bỉ cũng đã nhập 3 triệu khẩu trang loại FFP2 từ Trung Quốc và phát hiện chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Hồi đầu tháng này, cơ quan cung cấp y tế khẩn cấp Phần Lan đã bỏ ra hàng triệu Euro để mua khẩu trang từ Trung Quốc, kết quả phát hiện không đạt tiêu chuẩn, người phụ trách đã buộc phải từ chức.

Không chỉ khẩu trang có vấn đề. Chính phủ Tây Ban Nha cho biết, họ buộc phải triệu hồi và trả hàng 500.000 bộ xét nghiệm virus mua từ Trung Quốc, bởi vì tỷ lệ chính xác của nó chỉ có 30%.

Anh Quốc mua 3,5 triệu bộ xét nghiệm sản xuất tại Trung Quốc, nhưng sau đó phát hiện không có hiệu quả, không thể sử dụng rộng rãi. Chính phủ Anh Quốc cho biết đang đặt vấn đề trả hàng với nhà cung cấp.

Tồi tệ hơn nữa là việc Trường Đại học Y Washington đã chi 125.000 USD để mua bộ xét nghiệm, sau đó phát hiện một số trong đó còn bị nhiễm virus corona mới, bắt buộc phải khẩn cấp tuyên bố đình chỉ sử dụng.

Gần đây, tại Nhật còn xuất hiện khẩu trang Trung Quốc đội lốt ‘made in Taiwan’. Lượng lớn khẩu trang này được bán trên thị trường có chất lượng thấp, chỉ có tác dụng chặn phấn hoa và bụi.

Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) hôm thứ Hai (27/4) nói rằng họ sẽ trả lại khoảng 500.000 bộ kit xét nghiệm nhanh kháng thể COVID-19 nhập từ hai công ty Trung Quốc do chất lượng kém.

Trí thức VN

]]>
https://chinhtrivietnam.org/gioi-y-te-anh-dung-may-tho-trung-quoc-san-xuat-g-i-e-t-benh-nhan-nhanh-hon.html/feed 0
Huyện nghèo Quảng Nam xây dựng tượng đài hàng chục tỷ: Nhìn tượng là dân no ấm? https://chinhtrivietnam.org/huyen-ngheo-quang-nam-xay-dung-tuong-dai-hang-chuc-ty-nhin-tuong-la-dan-no-am.html https://chinhtrivietnam.org/huyen-ngheo-quang-nam-xay-dung-tuong-dai-hang-chuc-ty-nhin-tuong-la-dan-no-am.html#respond Fri, 01 May 2020 09:12:49 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21028 Một tượng đài có dự toán đầu tư hơn chục tỷ đồng đang được huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đầu tư xây dựng. Điều đáng nói, Phước Sơn đang nằm trong danh sách huyện nghèo nhất nước nên việc đầu tư xây dựng tượng đài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn.

Tượng đài chiến thắng Khâm Đức nằm bên trục đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) đang được đầu tư xây dựng quy mô. Để có mặt bằng xây dựng tượng đài này, cả một quả đồi lớn ngay đầu thị trấn Khâm Đức đã được hạ thấp, san bằng.

Tượng đài được khởi công xây dựng từ năm 2017, nhưng do vướng công tác giải phóng mặt bằng nên sau 3 năm đến nay vẫn còn ngổn ngang.

Ông Nguyễn Quảng – Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho hay, công trình này ban đầu có dự toán khoảng 14 tỷ đồng.

Bản thảo mô phỏng, thu nhỏ tượng đài chiến thắng Khâm Đức. Theo ông Nguyễn Quảng, tượng đài nhằm mục đích giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và giúp địa phương phát triển du lịch. Cùng với tượng đài, địa phương xây dựng nơi đây thành một tổng thể gồm có công viên hồ Mùa Thu, khu bảo tồn văn hóa người Bhnong (thuộc dân tộc Giẻ – Triềng) và khu du lịch tâm linh chùa Yên Sơn gần đó.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn dự kiến tháng 8/2020 công trình tượng đài này sẽ hoàn thành.

Trả lời câu hỏi: huyện nghèo xây tượng đài hoành tráng? Ông Quảng cho rằng: Hiện nay, địa phương sử dụng hiệu quả nguồn vốn 30a của Chính phủ. 100% xã có đường giao thông nông thôn, 80% có đường phục vụ sản xuất, các công trình điện, đường, trường trạm đã được đầu tư. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm 5 -7%/năm. Quần thể công trình hoàn thành sẽ là địa điểm để thu hút du lịch, giúp địa phương phát triển kinh tế.

“Ngoài việc giáo dục truyền thống, mục tiêu của huyện là làm nơi đây thành một quần thể để phát triển du lịch, thay đổi cơ cấu kinh tế của đia phương” ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết.

Theo lãnh đạo huyện Phước Sơn, huyện muốn làm bài bản cả khu luôn nhưng do kinh phí hạn hẹp, nên huyện làm từng bước một. Huyện làm từng công trình rời nhưng sẽ cố gắng ưu tiên từng năm một để xây dựng khu vực rộng khoảng 10ha này thành một quần thể.

Theo ông Quảng, dự toán kinh phí xây dựng tượng đài là từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay, địa phương không có kinh phí để đầu tư “làm một lần”. Từ lúc khởi công đến nay, mỗi năm huyện bỏ từ 3 đến 4 tỷ để xây dựng công trình tượng đài này. “Để hoàn thiện công trình có nhiều chi phí phát sinh anh em chưa tính toán được” ông Quảng cho hay.

Tượng đài chiến thắng Khâm Đức của huyện Phước Sơn là một trong số các tượng đài quy mô trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo kế hoạch tháng 8/2020 công trình tượng đài sau 3 năm khởi công sẽ hoàn thành, nhưng đến nay nhiều hạng mục còn dang dở.

Được biết, hạng mục công trình tượng đài chiến thắng Khâm Đức được giao cho Cty TNHH xây lắp Phước Sơn đảm trách thi công.

Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nơi có 75% là người dân tộc Bhnong. Phước Sơn hiện có tỷ lệ hộ nghèo là 25,61%.

Cùng với các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Nam Giang của tỉnh Quảng Nam, huyện Phước Sơn nằm trong danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 – 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Phước Sơn, Tây Giang, Nam Trà My nằm trong nhóm 1 gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh đang được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Tiền Phong

]]>
https://chinhtrivietnam.org/huyen-ngheo-quang-nam-xay-dung-tuong-dai-hang-chuc-ty-nhin-tuong-la-dan-no-am.html/feed 0
Ông Tổng cục trưởng Du Lịch phá hoại sự minh bạch của nhà nước trong chống dịch Covid-19 https://chinhtrivietnam.org/ong-tong-cuc-truong-du-lich-pha-hoai-su-minh-bach-cua-nha-nuoc-trong-chong-dich-covid-19.html https://chinhtrivietnam.org/ong-tong-cuc-truong-du-lich-pha-hoai-su-minh-bach-cua-nha-nuoc-trong-chong-dich-covid-19.html#respond Fri, 01 May 2020 08:18:14 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21022 Ông Tổng Cục trưởng du lịch nghĩ mình quyền như vua chúa nên mới dám ra văn bản cấm khách không được chia sẻ, đăng tin, đăng bài về cơ sở kinh doanh du lịch lên mạng xã hội, truyền thông?

Không chỉ bịt mồm, tước quyền của khách mà ông ấy còn ngáo quyền lực.

Giờ đây các khách sạn, resort mong từng khách một chứ ở đó mà làm cha thiên hạ!

Quyết định của ông Tổng cục trưởng yêu cầu :

“Cán bộ, hướng dẫn viên, nhân viên không chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch bệnh tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Đối với khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch và khách đến liên hệ, làm việc với cơ sở kinh doanh du lịch, Tổng cục Du lịch yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế; tuân thủ sự bố trí của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo giãn cách an toàn.

Khách phải đeo khẩu trang trừ khi ở tại phòng ngủ, khi ăn, uống tại bàn ăn trong nhà hàng và quầy bar. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn… thường xuyên rửa tay đúng cách. Giữ thái độ phối hợp đối với cơ quan chức năng và nhân viên cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Thông báo cho cơ quan chức năng nếu có biểu hiện mắc bệnh Covid-19 sau khi rời khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Du khách cũng không được chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.”.

Quyết định như rứa là đi ngược lại tinh thần của Chính phủ quyết minh bạch ngay từ đầu tình hình dịch bệnh rồi. Chính phủ cũng như luật pháp yêu cầu thông tin đúng sự thật, không thông tin sai sự thật, chớ đâu có yêu cầu giấu tình hình dịch bệnh như quyết định của ông Tổng cục trưởng.

Nếu báo Người Lao động đưa tin không sai thì văn bản này cần được nhanh chóng hủy bỏ. Và ông Tổng cục trưởng nên được mời ra phường uống trà vì xuyên tạc chủ trương của Chính phủ.

Theo nb Hoàng Hải Vân, nguyên TTK Báo Thanh niên/Tổng hợp/Hà Phan

]]>
https://chinhtrivietnam.org/ong-tong-cuc-truong-du-lich-pha-hoai-su-minh-bach-cua-nha-nuoc-trong-chong-dich-covid-19.html/feed 0
Khuất tất trong vụ đấu giá 7 triệu tấn quặng giá hơn 1.600 tỷ đồng của một công ty liên danh với Trung Quốc? https://chinhtrivietnam.org/khuat-tat-trong-vu-dau-gia-7-trieu-tan-quang-gia-hon-1-600-ty-dong-cua-mot-cong-ty-lien-danh-voi-trung-quoc.html https://chinhtrivietnam.org/khuat-tat-trong-vu-dau-gia-7-trieu-tan-quang-gia-hon-1-600-ty-dong-cua-mot-cong-ty-lien-danh-voi-trung-quoc.html#respond Fri, 01 May 2020 07:29:21 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21019 Những dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật trong vụ đấu giá hơn 7 triệu tấn quặng của VTM đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Vụ đấu giá nghìn tỷ giữa cao điểm dịch Covid

Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM), có địa chỉ tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được thành lập năm 2006, là doanh nghiệp liên doanh giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL), Công ty Khoáng sản Lào Cai (LAMICO) và Công ty TNHH Khống chế cổ phần Gang thép Côn Minh, Trung Quốc (KISC).

Mục tiêu của việc liên kết là để khai thác mỏ sắt Quý Xa, một trong những mỏ sắt lớn bậc nhất Việt Nam. Năm 2007, VTM được Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp giấy phép khai thác 34,5 triệu tấn quặng sắt, công suất khai thác tối đa 3 triệu tấn/năm, thời gian khai thác đến hết năm 2020.

Tuy nhiên suốt một thời gian dài, do gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ cả quặng sắt và phôi thép, công suất khai thác thấp hơn công suất được cấp phép cùng hàng loạt vấn đề, dự án liên tiếp thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng và trở thành một trong 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công thương.

Với kỳ vọng giải cứu dự án, tháng 2/2020, Tổng Công ty Thép Việt Nam đã điều động ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty lên Lào Cai giữ chức Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản Luyện kim Việt Trung. Chỉ một tháng ngồi vào ghế Tổng Giám đốc VTM, lấy lý do khó khăn của công ty, ông Dũng đã quyết tâm thực hiện thương vụ bán gần 7 triệu tấn quặng với hàng loạt dấu hiệu mập mờ.

Cụ thể, ngày 20/3/2020, Tổng Giám đốc Nguyễn Tiến Dũng đã ký tờ trình số 163/TTr-VTM gửi Hội đồng thành viên VTM, trong đó nêu những khó khăn hiện tại của Công ty TNHH Khoáng sản Luyện kim Việt Trung như: Nối tiếp kỳ nghỉ tết kéo dài, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM bị ảnh hưởng rất lớn do thiếu nguồn vật tư, nhiên nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được…

Nợ ngân sách đến hết năm 2019 vẫn còn hơn 946 tỷ đồng tiền thuế, phí liên quan đến hoạt động khai thác, tiêu thụ quặng mỏ sắt Quý Xa. Năm 2020 này cũng là thời điểm hết hạn giấy phép hoạt động, trước khi nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép hoạt động khoáng sản, VTM dự kiến phải nộp lũy kế phát sinh là 1.479 tỷ đồng trước 30/6/2020, nhà máy phải đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất Nhà máy Gang thép Lào Cai…

Từ những nguyên nhân trên, Tổng Giám đốc VTM kiến nghị Hội đồng thành viên VTM được bán toàn bộ khối lượng quặng deluvi thương mại đối với toàn bộ khối lượng quặng deluvi đã khai thác với mục tiêu thu tiền trang trải nợ nần và chi phí hoạt động.

Tổng Giám đốc VTM Nguyễn Tiến Dũng cũng là người ký văn bản gửi UBND tỉnh Lào Cai ngày 28/2/2020 đề nghị UBND tỉnh Lào Cai hướng dẫn các thủ tục liên quan để VTM bán toàn bộ lượng quặng deluvi đã khai thác (khoảng 5 triệu tấn). Cộng với số lượng quặng limonit khoảng 2 triệu tấn, VTM quyết tâm bán toàn bộ để lấy tiền.

Tuy nhiên, ngay sau đó VTM đã ký hợp đồng với Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia (có địa chỉ đăng ký tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để bán toàn bộ số quặng tồn đọng. Chỉ trong vòng ngày 21/4/2020, thời điểm cao điểm cả xã hội chống dịch Covid-19, toàn bộ gần 7 triệu tấn quặng của VTM đã được đấu giá thành công với mức trúng đấu giá tổng cộng hơn 1.600 tỷ đồng.

Căn cứ vào những văn bản do ông Nguyễn Vũ Hải, Giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia gửi VTM, công này đã tổ chức đấu giá lô quặng deluvi nguyên khai với số lượng hơn 4,9 triệu tấn, đơn giá khởi điểm là 117.500 đồng/tấn, tổng thành tiền gần 584 tỷ đồng.

Tại phiên đấu giá ngày 21/4, người tham gia trả giá cao nhất, hợp lệ và trúng đấu giá là Công ty TNHH Tiến Đại Phát (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) do ông Ngô Tiến Cương đại diện pháp luật. Mức giá trúng toàn bộ lô quặng trên là hơn 653 tỷ đồng.

Còn lại 2 lô quặng Limonit với tổng số lượng 1,8 triệu tấn cũng được đấu giá thành công ngay trong ngày 21/4 với cùng đơn giá 546.000 đồng/tấn. Đơn vị trúng là Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (địa chỉ tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) do ông Nguyễn Văn Bình đại diện pháp luật trúng 800.000 tấn với tổng số tiền là 428,8 tỷ đồng. Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Việt Phát (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) trúng 1 triệu tấn với giá 546 tỷ đồng.

Tổng cộng, phiên đấu giá gần 7 triệu tấn quặng giữa thời điểm dịch Covid -19 đang căng thẳng đã thành công với mức trúng cao nhất có thể đem về cho VTM xấp xỉ 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, phiên đấu giá này có những vấn đề chưa rõ ràng, có thể gây thất thoát tài sản Nhà nước, hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc kiểm tra làm rõ.

Tổng Giám đốc VTM thừa nhận phiên đấu giá nghìn tỷ có vấn đề

Nói về cuộc đấu giá nghìn tỷ có những dấu hiệu mờ ám, tại buổi làm việc với PV NNVN, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc VTM thừa nhận, toàn bộ cuộc đấu giá đã diễn ra, tuy nhiên mới chỉ đến giai đoạn Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia tổ chức xong, còn Hội đồng thành viên VTM chưa phê duyệt kết quả của phiên đấu giá này?

Khi nhóm PV đề nghị cung cấp kết quả đấu giá, ông Dũng nói, có thể họ (Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia) chuyển đường văn thư bưu điện nên chưa đến nơi? Mãi một lúc sau Tổng Giám đốc VTM mới thừa nhận đã có kết quả, nhưng, theo lời ông Dũng, Hội đồng thành viên VTM đã họp và quyết định hủy kết quả cuộc đấu giá nghìn tỷ nói trên.

“Đây là lần đầu tiên Việt Trung tổ chức đấu giá nên không có kinh nghiệm, mặt khác do tổ chức vào đợt dịch nên không có thời gian quan tâm, chỉ đến khi xuất hiện các tình tiết liên quan về mặt pháp lý mới quyết định hủy… Hội đồng thành viên thống nhất sẽ thực hiện lại để đảm bảo tính công khai minh bạch…”, ông Dũng nói.

Giải thích việc quyết tâm bán 7 triệu tấn quặng, ông Dũng cho rằng thời điểm ông nhậm chức Tổng Giám đốc thì VTM hết sức khó khăn nên bắt buộc phải bán: “1.600 người lao động, mỗi ngày mở mắt ra mất khoảng 1 tỷ tiền lương, 1 tỷ tiền ngân hàng, 1 tỷ tiền điện này nọ. Nhà máy sản xuất lại đặc thù lò cao, yêu cầu hoạt động 24/24 nên nếu ngừng thì toang luôn. Nên giải pháp duy nhất là bán quặng”.

Không hiểu có phải áp lực đấy là lý do hay không, chỉ biết là VTM đã thực hiện hợp đồng đấu giá ngay cả khi Bộ Tài nguyên – Môi trường và Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có những văn bản phân tích rõ tình hình thực tế việc khai thác và kinh doanh quặng sắt ở doanh nghiệp này.

Cụ thể, trước phiên đấu giá nghìn tỷ 14 ngày, vào ngày 7/4/2020, Bộ Tài nguyên – Môi trường có văn bản gửi Thủ tướng nêu rõ: Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung khai thác mỏ sắt Quý Xa nhưng cung cấp chưa đến 30% công suất cho Nhà máy Gang thép Lào Cai, quặng sắt tinh tại mỏ xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng chưa nhập đối lưu than coke. Như vậy việc sử dụng, tiêu thụ quặng sắt tại mỏ sắt Quý Xa không phù hợp Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, không đúng yêu cầu địa chỉ sử dụng quặng sắt…

Trước đó nữa, vào ngày 27/3/2020, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam gửi văn bản VTM yêu cầu: Trong thời gian chờ Thủ tướng cho ý kiến về sử dụng quặng sắt của mỏ theo quy hoạch và dự kiến nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, đề nghị VTM điều chỉnh công suất khai thác của mỏ theo hướng chỉ cung cấp cho Nhà máy Gang thép Lào Cai.

Vì sao VTM quyết tâm thực hiện vụ đấu giá hàng nghìn tỷ đồng khi chưa đầy đủ các ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý, thiết nghĩ cơ quan chức năng liên quan cần sớm làm sáng tỏ vấn đề này.

Nông Nghiệp

]]>
https://chinhtrivietnam.org/khuat-tat-trong-vu-dau-gia-7-trieu-tan-quang-gia-hon-1-600-ty-dong-cua-mot-cong-ty-lien-danh-voi-trung-quoc.html/feed 0
Mỹ điều hai máy bay ném bom chiến lược tuần tra ở Biển Đông, phủ đầu thách thức Trung Quốc https://chinhtrivietnam.org/my-dieu-hai-may-bay-nem-bom-chien-luoc-tuan-tra-o-bien-dong-phu-dau-thach-thuc-trung-quoc.html https://chinhtrivietnam.org/my-dieu-hai-may-bay-nem-bom-chien-luoc-tuan-tra-o-bien-dong-phu-dau-thach-thuc-trung-quoc.html#respond Fri, 01 May 2020 06:29:54 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21016 Trong hai ngày 28 và 29.4, Mỹ điều động máy bay ném bom và tàu chiến hoạt động ở Biển Đông thể hiện một thông điệp mạnh mẽ nhằm thách thức các hành vi gần đây của Trung Quốc.

Hôm 29/4 Hoa Kỳ đã điều động hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer tuần tra trên Biển Đông. Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ công bố thông tin vừa nói hôm 30/4/2020.

Tin cho biết, hai chiến đấu cơ ném bom B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota, Mỹ bay thẳng đến Biển Đông, sau khi tuần tra đã quay ngược về Mỹ. Toàn bộ hành trình xuyên Thái Bình Dương kéo dài trong 32 giờ.

Khi quân đội Mỹ cấp tập thách thức Trung Quốc trên Biển Đông - ảnh 1Máy bay ném bom B1 rời căn cứ Ellsworth ngày 28.4 để đến Biển Đông
Hoạt động này thể hiện cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực. Đồng thời cho thấy mô hình xây dựng chiến lược không quân của Mỹ trở nên năng động hơn, phù hợp chiến lược quốc phòng quốc gia về sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom chiến lược. Việc điều động chiến đấu cơ này này diễn ra cùng thời điểm Mỹ liên tiếp có hai chiến hạm thuộc Hạm đội 7, trong các hoạt động tuần hành tự do hàng hải ở biển Đông.

Cụ thể vào ngày ngày 29/4 , Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG 52), thuộc lớp Ticonderoga, 4 đã di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG 52), vào hôm 28/4 cũng đã tiến hành FONOP ở Hoàng Sa. Đây là chuỗi hành động của Mỹ nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với Biển Đông, vốn có thể gây ra những “mối đe dọa” cho khu vực.

Cả hai tàu này trước đó cũng đã hộ tống tàu đổ bộ USS America (LHA 6) tiến gần khu vực ngoài khơi Malaysia, nơi có tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 (HD 8) của Trung Quốc đang hoạt động.

Trước đó, chuyên trang của hải quân Mỹ USNI News đưa tin tuần dương hạm USS Bunker Hill ngày 29.4 vừa hoạt động tự do hàng hải (FONOP) quanh khu vực quần đảo Trường Sa. Hoạt động này được nhấn mạnh là nhằm phản ứng “yêu sách biển mang tính thâu tóm và phi pháp ở Biển Đông”. Washington cho rằng yêu sách đó “gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do hàng hải và vùng trời tại các vùng biển”.

Bằng loạt hành động quân sự vừa qua, Washington đang muốn bảo đảm rằng Bắc Kinh không thể lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19 để gây rối ở Biển Đông khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang phải neo đậu ở Guam. Bằng cách điều chiến hạm thực thi FONOP, Mỹ đang gửi tín hiệu mạnh đến Trung Quốc rằng Washington sẵn sàng đẩy lùi các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng muốn gửi thông điệp đến các nước trong khu vực ASEAN rằng Washington vẫn giữ vững cam kết với khu vực và chống lại các hành vi bành trướng của Bắc Kinh. Đây là động thái quan trọng khi Trung Quốc ngày càng tỏ rõ tham vọng bá quyền ở vùng biển trong khu vực.

Từ thực tế trên, một số quốc gia trong ASEAN có thể không cần thiết phải phá vỡ quan điểm nhất quán không liên kết để đối đầu quân sự, mà chỉ cần tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ trên quan hệ đối tác vì lợi ích chung. Cách thức này không thể xem là liên minh quân sự để đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.

Tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry trong một lần hoạt động chung tại Biển Đông vào giữa tháng 4.2020 /// Ảnh: DVIDSHUBTàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry trong một lần hoạt động chung tại Biển Đông vào giữa tháng 4.2020
“Đừng đánh giá thấp Mỹ”

Ngày 30.4, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) phân tích: “Gần đây, Trung Quốc liên tục có nhiều hành động gây rối trên Biển Đông nhân lúc hầu hết các nước đang ứng phó dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, Bắc Kinh đã điều tàu sân bay tập trận, tuyên bố thành lập 2 đơn vị hành chính cấp quận – huyện để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tàu hải cảnh Trung Quốc còn đâm chìm tàu cá Việt Nam… Khi hành động như vậy, dường như Bắc Kinh không chỉ muốn lấn át các nước trong khu vực, mà còn thể hiện cả thái độ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Washington”.

TS Nagao nhận định Trung Quốc có thể đang cho rằng quân đội Mỹ đối phó với dịch bệnh Covid-19 lây lan trên một số chiến hạm như tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.

“Chính vì thế, Mỹ cần chứng minh sức mạnh trước Trung Quốc. Và Washington đã không ngần ngại điều động lực lượng uy lực hiện diện trên Biển Đông để răn đe Bắc Kinh. Điển hình là việc Mỹ điều tàu đổ bộ tấn công USS America cùng 2 tàu chiến khác tập trận cùng tàu hộ tống của Úc trên Biển Đông mới đây. Tiếp theo là liên tục tiến hành FONOP ở cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa”, TS Nagao nhận định và cho rằng thông điệp của Mỹ rất rõ ràng: “Trung Quốc đừng đánh giá thấp Mỹ!”.

Thực tế, thông điệp từ phía Mỹ đã rất nhất quán và rõ ràng. TS Nagao phân tích thêm: “Giữa tháng 4, sau khi tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, thì lần lượt Bộ Ngoại giao rồi Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra tuyên bố phản đối hành vi của Trung Quốc. Washington yêu cầu Bắc Kinh phải đồng hành cùng nỗ lực chung của quốc tế để chống dịch, chứ không phải lợi dụng cơ hội gây rối. Mỹ đang gửi thông điệp chính trị đến Trung Quốc. Nằm trong thông điệp này, Washington vừa điều động máy bay ném bom B-1 Lancer đến Biển Đông”.

Liên quan không quân Mỹ, theo ông Nagao, Lầu Năm Góc mới đây đã rút oanh tạc chiến lược B-52 khỏi đảo Guam. Những năm qua, B-52 có mặt ở đảo Guam nhằm thể hiện cam kết của Washington đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng giờ đây tên lửa của Trung Quốc đã có thể đe dọa nhiều hơn đối với đảo Guam. Vì thế, Washington rút B-52 khỏi đảo Guam. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Mỹ không còn cam kết với khu vực.

Việc đưa B-52 về lại lục địa Mỹ đã được khẳng định là theo kế hoạch luân phiên. Và khi Bắc Kinh có những hành động gây rối, Washington đã lập tức điều động oanh tạc cơ B-1 đến Biển Đông như một cách nhấn mạnh việc giữ vững cam kết đối với châu Á – Thái Bình Dương, và thậm chí là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như chiến lược Nhà Trắng đặt ra những năm qua. Sau khi điều máy bay B-1 tham gia tập trận cùng Nhật Bản để “nhắc nhở” Triều Tiên và Nga, thì Mỹ lại điều oanh tạc cơ loại này đến Biển Đông để cảnh báo Trung Quốc.

“Tất cả nhằm thể hiện rằng Washington không chỉ giữ vững cam kết đối với khu vực, mà còn đảm bảo sức mạnh quân sự”, ông Nagao kết luận.

Thanh Niên

]]>
https://chinhtrivietnam.org/my-dieu-hai-may-bay-nem-bom-chien-luoc-tuan-tra-o-bien-dong-phu-dau-thach-thuc-trung-quoc.html/feed 0
Một liên danh Gang thép với Trung Quốc “âm thầm” đấu giá 800.000 tấn quặng https://chinhtrivietnam.org/mot-lien-danh-gang-thep-voi-trung-quoc-am-tham-dau-gia-800-000-tan-quang.html https://chinhtrivietnam.org/mot-lien-danh-gang-thep-voi-trung-quoc-am-tham-dau-gia-800-000-tan-quang.html#respond Fri, 01 May 2020 05:33:51 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21013 Gần ngàn tấn quặng đã được “âm thầm” đấu giá mà không công bố thông tin rộng rãi. 

Xưởng luyện gang của Nhà máy thép Việt Trung (VTM) /// Ảnh: Chí Hiếu

Xưởng luyện gang của Nhà máy thép Việt Trung (VTM)

Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước vừa yêu cầu Tổng công ty thép VN và Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt – Trung báo cáo về việc “âm thầm” tổ chức đấu giá 800.000 tấn quặng giữa lúc cả nước đang thực hiện cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19.

Bạn hàng lâu năm cũng không biết thông tin

Theo thông tin Thanh Niên thu thập được, ngày 21.4, tại Nhà văn hóa Tổ dân phố Tân Xuân 1 (P.Xuân Đỉnh, Q.Tây Hồ, Hà Nội), Công ty đấu giá hợp danh quốc gia đã tổ chức cuộc đấu giá lô hàng quặng sắt với khối lượng 800.000 tấn. Đây là lô quặng của Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt – Trung (VTM), một liên danh giữa các bên của VN với đối tác Trung Quốc, trong đó Tổng công ty thép VN góp 46,85% vốn. VTM cũng là doanh nghiệp (DN) nằm trong danh sách 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành công thương, đang được Chính phủ tập trung chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn.

Điều đáng nói, tuy số lượng quặng mang ra đấu giá không hề ít, lên đến 800.000 tấn, trong bối cảnh các DN ngành sắt thép đang rất cần nguyên liệu trong nước thay cho nhập khẩu khó khăn vì nhiều nước áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, song chỉ có 2 cái tên tham gia đấu giá là Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát (trụ sở chính ở TP.Hải Phòng) và DN tư nhân Hải Linh (tỉnh Hải Dương).

Đáng ngạc nhiên hơn, rất nhiều DN lớn vốn là bạn hàng có thâm niên của VTM lại không tham gia. Lý do, các DN này cho biết, họ không được thông tin rộng rãi về kế hoạch của cuộc đấu giá. Thậm chí, đến thời điểm này, khi cuộc đấu giá đã kết thúc, họ cũng rất khó khăn để tìm được thông tin công bố về cuộc đấu giá. Đặc biệt, lãnh đạo Tổng công ty thép VN cho hay việc đấu giá nói trên có dấu hiệu chưa đủ cơ sở pháp lý như sự cho phép của các bộ, ngành liên quan, cũng như chưa được sự chấp thuận thực hiện của tổng công ty.

Về cuộc đấu giá ngày 21.4 tại Q.Tây Hồ của VTM, nguồn tin Thanh Niên cho biết sau 3 vòng trả giá, Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát đã giành được quyền mua lô hàng với giá khoảng trên 400 tỉ đồng.

Công ty mẹ chưa được báo cáo cụ thể ?

Với những điều khá bất thường trong công tác đấu giá, thời gian, thời điểm đấu giá kể trên, chỉ 3 ngày sau cuộc đấu giá, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN (là đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước – SCIC, đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty thép VN) đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu SCIC báo cáo về việc xử lý các tồn tại của VTM. Văn bản này yêu cầu SCIC chỉ đạo người đại diện tại Tổng công ty thép VN “khẩn trương báo cáo gấp về việc khai thác và tiêu thụ quặng sắt, trong đó cần làm rõ khối lượng khai thác, phương án tiêu thụ và kết quả”.

Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo SCIC cho hay đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty thép VN sớm báo cáo vụ việc, đồng thời cho biết thêm “chưa thể nói gì được vào thời điểm này”.

Trong khi đó, trả lời qua điện thoại chiều 29.4, ông Nguyễn Đình Phúc, Tổng giám đốc Tổng công ty thép VN, cho biết “đang ngồi chờ báo cáo của VTM và người đại diện vốn của tổng công ty tại VTM” về toàn thể quy trình thực hiện đấu giá, cũng như các văn bản liên quan, để kịp báo cáo với cấp trên.

Một lãnh đạo khác của Tổng công ty thép VN thì cho biết chủ trương đấu giá tiêu thụ quặng là có, song tổng công ty chưa được báo cáo cụ thể về phương án trước khi VTM thực hiện. “Ngoài ra, do VTM đang nằm trong danh sách 12 dự án yếu kém của ngành công thương nên các vấn đề lớn liên quan đến sản xuất kinh doanh nhằm đưa dự án phục hồi cũng cần được xin ý kiến của Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém, các bộ, ngành, trong khi quy trình này chưa được VTM báo cáo với tổng công ty để tổng công ty xin ý kiến”, vị này nói thêm.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/mot-lien-danh-gang-thep-voi-trung-quoc-am-tham-dau-gia-800-000-tan-quang.html/feed 0
Nên khen thưởng đậm cho các địa phương “mượn” máy xét nghiệm virus Vũ Hán, tiết kiệm ngân sách hàng chục tỷ https://chinhtrivietnam.org/nen-khen-thuong-dam-cho-cac-dia-phuong-muon-may-xet-nghiem-virus-vu-han-tiet-kiem-ngan-sach-hang-chuc-ty.html https://chinhtrivietnam.org/nen-khen-thuong-dam-cho-cac-dia-phuong-muon-may-xet-nghiem-virus-vu-han-tiet-kiem-ngan-sach-hang-chuc-ty.html#respond Fri, 01 May 2020 04:34:45 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21007 Chỉ trong một “nốt nhạc”, lãnh đạo ngành y tế nhiều tỉnh thành đã đàm phán để “mượn” hoặc “giảm giá” được máy xét nghiệm, làm lợi cho ngân sách hàng tỉ đồng. Việc làm đó đáng được “khen thưởng” để “khích lệ”.

Còn nhớ, tháng 3/2016 Công an tỉnh Quảng Ninh đã huy động nhiều phương tiện, lực lượng trang bị khí tài, tổ chức triệt phá điểm đánh bạc tại thôn Tràng Bạch, xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều.

Các đơn vị của Công an Quảng Ninh gồm PC44, PC65, PC68 với lực lượng lên đến 300 cán bộ, chiến sĩ đã tổ chức tấn công vào sới bạc này. Lực lượng công an sử dụng một đoàn tàu để hóa trang, đưa lực lượng CSCĐ, hình sự ẩn mình trên đó để tiếp cận gần nhất đến sới bạc .

Tại hiện trường, tổ công tác xác định có 176 người liên quan đến hành vi đánh bạc, trong đó có cả người đang mang bầu và nuôi con nhỏ. Số tiền thu được tại hiện trường “lên đến” 28,5 triệu đồng. Ngay sau đó, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã biểu dương lực lượng cán bộ, chiến sĩ tham gia chuyên án.

Cũng tại tỉnh Quảng Ninh, tháng 3/2020 ngành y tế tỉnh này đặt mua máy xét nghiệm Covid-19 của Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu y tế Việt và Công ty CP thiết bị y tế Ánh Sao là 8,4 tỉ đồng.

Sau khi C03 Bộ Công an đã làm việc với Quảng Ninh về việc mua hệ thống xét nghiệm ngành y tế tỉnh này đã đàm phán với doanh nghiệp “giảm giá” thiết bị xuống còn 5,2 tỉ.

Như vậy, trong “vô vàn” khó khăn và “bận rộn” vì phải đối phó với dịch bệnh, ngành y tế Quảng Ninh đã làm lợi cho ngân sách 3,2 tỉ đồng từ việc mua máy. Có lẽ đây là “thương vụ” mua bán phải được ghi vào “lịch sử” bởi cái tài của người mua. Hoặc chí ít cũng phải đưa vào lịch sử ngành kinh tế học nhằm cảnh báo về những rủi ro của người bán khi phát giá quá cao, bị đối tác “bắt nọn”, “ép giá”.

Nhiều tỉnh thành như Hải Phòng, Lào Cai, Thái Bình… cũng rất tài tình trong việc “đi mượn” thiết bị hay “đàm phán giá” với đối tác. Thật hiếm có các doanh nghiệp nào như Công ty TNHH Phương Đông, Công ty Tâm Việt… lại có trách nhiệm với cộng đồng khi cho các địa phương “mượn” máy với giá trị lên đến nhiều tỉ để sử dụng mà không có ràng buộc pháp lý hay văn bản giao nhận nào?

Tại cuộc họp với UBND tỉnh ngày 29/4 về việc mua máy xét nghiệm, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam – Nguyễn Văn Hai đã “bật khóc” khi trình bày với lãnh đạo tỉnh về việc máy xét nghiệm Realtime PCR được mua với mức giá “trên trời” – hơn 7 tỉ đồng.

Ông này cũng “dũng cảm” nhận trách nhiệm hết về phần mình nếu có xảy ra sai sót trong việc mua máy.

Đơn vị đối tác của Sở Y tế về bán thiết bị Công ty CP thương mại và đầu tư Giải Pháp Việt đã “mạnh tay” giảm giá máy xuống còn 4,853 tỉ đồng, giảm tỉ suất lợi nhuận xuống còn 0% để ủng hộ hoạt động chống dịch. Như vậy, ngân sách tỉnh Quảng Nam có lợi hơn 2 tỉ đồng.

Trong lúc cả nước đang huy động mọi nguồn lực để chống dịch, bất cứ một nguồn tài trợ nào cũng rất đáng quý. Việc làm của lãnh đạo các địa phương, ngành y tế các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Nam, Thái Bình… thật đáng được khen thưởng để làm gương cho các tỉnh thành khác.

Các doanh nghiệp như Giải Pháp Việt, Phương Đông… cũng rất đáng nhận được “sự tri ân” từ lãnh đạo các tỉnh thành vì đã “nhanh nhạy” trong việc cho các lãnh đạo ngành, địa phương “giảm giá”, “cho mượn” máy xét nghiệm.

Theo nb Lê Hoàng

]]>
https://chinhtrivietnam.org/nen-khen-thuong-dam-cho-cac-dia-phuong-muon-may-xet-nghiem-virus-vu-han-tiet-kiem-ngan-sach-hang-chuc-ty.html/feed 0
Trung Quốc có thể phải đền bù cho Hoa Kỳ hàng tỷ USD vì virus Corona Vũ Hán https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-co-the-phai-den-bu-cho-hoa-ky-hang-ty-usd-vi-virus-corona-vu-han.html https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-co-the-phai-den-bu-cho-hoa-ky-hang-ty-usd-vi-virus-corona-vu-han.html#respond Fri, 01 May 2020 03:51:24 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21003 Ngày 27/4, Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ đang điều tra cách thức Trung Quốc xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), và có thể yêu cầu chính quyền Bắc Kinh đền bù hàng trăm tỷ USD cho những thiệt hại của Hoa Kỳ trong đại dịch này.

Trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết: “Có rất nhiều biện pháp để bạn khiến họ [Trung Quốc] phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi đang thực hiện các cuộc điều tra rất nghiêm ngặt… Và chúng tôi thật sự không hài lòng với Trung Quốc”.

Ông cũng nói thêm: “Chúng tôi không hài lòng với toàn bộ tình huống này bởi vì chúng tôi tin rằng nó có thể đã được ngăn chặn ngay tại nơi khởi nguồn, nó đã có thể bị dừng lại nhanh chóng, và đã không thể lan rộng ra khắp thế giới”.

Vấn đề yêu cầu bồi thường từ Trung Quốc đã được đưa ra khi Tổng thống Trump được một phóng viên hỏi về một bài xã luận của Bild – một tờ báo nổi tiếng của Đức. Trước đó, tờ báo này đã đăng tải một bài viết yêu cầu Trung Quốc phải thanh toán một hóa đơn trị giá 130 tỷ bảng Anh (khoảng 163 tỷ USD, tương đương 3,8 triệu tỷ VNĐ) cho những tổn thất mà Đức phải hứng chịu vì đại dịch.

“Chúng ta có thể làm điều gì đó dễ dàng hơn thế nhiều”, ông Trump trả lời.

Bài xã luận đã đăng tải một hóa đơn liệt kê những thiệt hại của Đức, trong đó bao gồm 26 tỷ đô la doanh thu du lịch bị mất từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2020.

Tổng thống Trump đã nói: “Nước Đức đang xem xét mọi vấn đề và chúng ta đang xem xét mọi vấn đề. Và số tiền chúng ta nói đến cao hơn rất nhiều so với con số mà nước Đức nói đến”.

Tổng thống Trump nói rằng số tiền cuối cùng vẫn chưa được xác định, nhưng sẽ là một con số rất đáng kể.

“Đây là thiệt hại đối với Hoa Kỳ, nhưng cũng là thiệt hại cho thế giới”, ông Trump bổ sung.

Trung Quốc ban đầu che giấu sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, bao gồm việc ‘bịt miệng’ tám vị bác sĩ đã đăng tải thông tin cảnh báo lên mạng xã hội Trung Quốc về một dạng viêm phổi mới vào cuối tháng 12/2019.

Đầu tháng 1, một quan chức Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đã nói với một công ty chuyên về chuỗi gen dừng việc kiểm tra các mẫu xét nghiệm virus Corona Vũ Hán và tiêu hủy tất cả các mẫu hiện có.

Cũng trong ngày 27/4, hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã chỉ ra sự che giấu virus của Trung Quốc, sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Úc đe dọa trả đũa kinh tế khi Úc kêu gọi các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ điều tra về nguồn gốc và sự lây lan của virus.

Nghị sĩ Marsha Blackburn đã tweet: “Chính quyền TQ đang cố gắng trong vô vọng. Họ đang cố gắng hết sức để che giấu vai trò của mình trong việc lan truyền virus corona”.

Nghị sĩ Todd Young đã viết trong một tweet: “Nếu TQ không có gì để che giấu, tại sao lại phải đe dọa như vậy?”.

Trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Hoa Kỳ “tin tưởng tuyệt đối” rằng TQ đã không báo cáo tình hình dịch bệnh bùng phát kịp thời cho WHO.

Ông Pompeo nói: “Chính quyền này đã không báo cáo về việc lây nhiễm từ người sang người trong một tháng, cho đến khi nó xảy ra ở mọi tỉnh thuộc Trung Quốc”.

Các quan chức y tế Đài Loan đã lên tiếng cảnh báo WHO về nguy cơ lây nhiễm virus Corona Vũ Hán từ người sang người hồi cuối tháng 12/2020.

Ban đầu, WHO đã lặp lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng “không có bằng chứng rõ ràng nào về việc lây nhiễm từ người sang người” của chủng virus corona mới vào ngày 14/1. Bắc Kinh đã không thừa nhận khả năng truyền nhiễm của virus Corona Vũ Hán cho đến ngày 20/1.

Hiện tại có các vụ kiện tập thể ở Hoa Kỳ, Ý và Nigeria chống lại chính quyền Bắc Kinh vì đã để cho virus này lây lan toàn cầu.

Trong khi đó, Tổng Chưởng lý của 2 bang Missouri và Mississippi cũng đã đệ đơn kiện Bắc Kinh về việc che giấu virus này.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-co-the-phai-den-bu-cho-hoa-ky-hang-ty-usd-vi-virus-corona-vu-han.html/feed 0