Thời sự – Chính Trị Việt Nam https://chinhtrivietnam.org Chính Trị Việt Nam Wed, 20 May 2020 08:19:24 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.14 Khuất tất trong vụ đấu giá 7 triệu tấn quặng giá hơn 1.600 tỷ đồng của một công ty liên danh với Trung Quốc? https://chinhtrivietnam.org/khuat-tat-trong-vu-dau-gia-7-trieu-tan-quang-gia-hon-1-600-ty-dong-cua-mot-cong-ty-lien-danh-voi-trung-quoc.html https://chinhtrivietnam.org/khuat-tat-trong-vu-dau-gia-7-trieu-tan-quang-gia-hon-1-600-ty-dong-cua-mot-cong-ty-lien-danh-voi-trung-quoc.html#respond Fri, 01 May 2020 07:29:21 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21019 Những dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật trong vụ đấu giá hơn 7 triệu tấn quặng của VTM đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Vụ đấu giá nghìn tỷ giữa cao điểm dịch Covid

Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM), có địa chỉ tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được thành lập năm 2006, là doanh nghiệp liên doanh giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL), Công ty Khoáng sản Lào Cai (LAMICO) và Công ty TNHH Khống chế cổ phần Gang thép Côn Minh, Trung Quốc (KISC).

Mục tiêu của việc liên kết là để khai thác mỏ sắt Quý Xa, một trong những mỏ sắt lớn bậc nhất Việt Nam. Năm 2007, VTM được Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp giấy phép khai thác 34,5 triệu tấn quặng sắt, công suất khai thác tối đa 3 triệu tấn/năm, thời gian khai thác đến hết năm 2020.

Tuy nhiên suốt một thời gian dài, do gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ cả quặng sắt và phôi thép, công suất khai thác thấp hơn công suất được cấp phép cùng hàng loạt vấn đề, dự án liên tiếp thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng và trở thành một trong 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công thương.

Với kỳ vọng giải cứu dự án, tháng 2/2020, Tổng Công ty Thép Việt Nam đã điều động ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty lên Lào Cai giữ chức Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản Luyện kim Việt Trung. Chỉ một tháng ngồi vào ghế Tổng Giám đốc VTM, lấy lý do khó khăn của công ty, ông Dũng đã quyết tâm thực hiện thương vụ bán gần 7 triệu tấn quặng với hàng loạt dấu hiệu mập mờ.

Cụ thể, ngày 20/3/2020, Tổng Giám đốc Nguyễn Tiến Dũng đã ký tờ trình số 163/TTr-VTM gửi Hội đồng thành viên VTM, trong đó nêu những khó khăn hiện tại của Công ty TNHH Khoáng sản Luyện kim Việt Trung như: Nối tiếp kỳ nghỉ tết kéo dài, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM bị ảnh hưởng rất lớn do thiếu nguồn vật tư, nhiên nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được…

Nợ ngân sách đến hết năm 2019 vẫn còn hơn 946 tỷ đồng tiền thuế, phí liên quan đến hoạt động khai thác, tiêu thụ quặng mỏ sắt Quý Xa. Năm 2020 này cũng là thời điểm hết hạn giấy phép hoạt động, trước khi nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép hoạt động khoáng sản, VTM dự kiến phải nộp lũy kế phát sinh là 1.479 tỷ đồng trước 30/6/2020, nhà máy phải đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất Nhà máy Gang thép Lào Cai…

Từ những nguyên nhân trên, Tổng Giám đốc VTM kiến nghị Hội đồng thành viên VTM được bán toàn bộ khối lượng quặng deluvi thương mại đối với toàn bộ khối lượng quặng deluvi đã khai thác với mục tiêu thu tiền trang trải nợ nần và chi phí hoạt động.

Tổng Giám đốc VTM Nguyễn Tiến Dũng cũng là người ký văn bản gửi UBND tỉnh Lào Cai ngày 28/2/2020 đề nghị UBND tỉnh Lào Cai hướng dẫn các thủ tục liên quan để VTM bán toàn bộ lượng quặng deluvi đã khai thác (khoảng 5 triệu tấn). Cộng với số lượng quặng limonit khoảng 2 triệu tấn, VTM quyết tâm bán toàn bộ để lấy tiền.

Tuy nhiên, ngay sau đó VTM đã ký hợp đồng với Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia (có địa chỉ đăng ký tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để bán toàn bộ số quặng tồn đọng. Chỉ trong vòng ngày 21/4/2020, thời điểm cao điểm cả xã hội chống dịch Covid-19, toàn bộ gần 7 triệu tấn quặng của VTM đã được đấu giá thành công với mức trúng đấu giá tổng cộng hơn 1.600 tỷ đồng.

Căn cứ vào những văn bản do ông Nguyễn Vũ Hải, Giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia gửi VTM, công này đã tổ chức đấu giá lô quặng deluvi nguyên khai với số lượng hơn 4,9 triệu tấn, đơn giá khởi điểm là 117.500 đồng/tấn, tổng thành tiền gần 584 tỷ đồng.

Tại phiên đấu giá ngày 21/4, người tham gia trả giá cao nhất, hợp lệ và trúng đấu giá là Công ty TNHH Tiến Đại Phát (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) do ông Ngô Tiến Cương đại diện pháp luật. Mức giá trúng toàn bộ lô quặng trên là hơn 653 tỷ đồng.

Còn lại 2 lô quặng Limonit với tổng số lượng 1,8 triệu tấn cũng được đấu giá thành công ngay trong ngày 21/4 với cùng đơn giá 546.000 đồng/tấn. Đơn vị trúng là Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (địa chỉ tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) do ông Nguyễn Văn Bình đại diện pháp luật trúng 800.000 tấn với tổng số tiền là 428,8 tỷ đồng. Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Việt Phát (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) trúng 1 triệu tấn với giá 546 tỷ đồng.

Tổng cộng, phiên đấu giá gần 7 triệu tấn quặng giữa thời điểm dịch Covid -19 đang căng thẳng đã thành công với mức trúng cao nhất có thể đem về cho VTM xấp xỉ 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, phiên đấu giá này có những vấn đề chưa rõ ràng, có thể gây thất thoát tài sản Nhà nước, hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc kiểm tra làm rõ.

Tổng Giám đốc VTM thừa nhận phiên đấu giá nghìn tỷ có vấn đề

Nói về cuộc đấu giá nghìn tỷ có những dấu hiệu mờ ám, tại buổi làm việc với PV NNVN, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc VTM thừa nhận, toàn bộ cuộc đấu giá đã diễn ra, tuy nhiên mới chỉ đến giai đoạn Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia tổ chức xong, còn Hội đồng thành viên VTM chưa phê duyệt kết quả của phiên đấu giá này?

Khi nhóm PV đề nghị cung cấp kết quả đấu giá, ông Dũng nói, có thể họ (Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia) chuyển đường văn thư bưu điện nên chưa đến nơi? Mãi một lúc sau Tổng Giám đốc VTM mới thừa nhận đã có kết quả, nhưng, theo lời ông Dũng, Hội đồng thành viên VTM đã họp và quyết định hủy kết quả cuộc đấu giá nghìn tỷ nói trên.

“Đây là lần đầu tiên Việt Trung tổ chức đấu giá nên không có kinh nghiệm, mặt khác do tổ chức vào đợt dịch nên không có thời gian quan tâm, chỉ đến khi xuất hiện các tình tiết liên quan về mặt pháp lý mới quyết định hủy… Hội đồng thành viên thống nhất sẽ thực hiện lại để đảm bảo tính công khai minh bạch…”, ông Dũng nói.

Giải thích việc quyết tâm bán 7 triệu tấn quặng, ông Dũng cho rằng thời điểm ông nhậm chức Tổng Giám đốc thì VTM hết sức khó khăn nên bắt buộc phải bán: “1.600 người lao động, mỗi ngày mở mắt ra mất khoảng 1 tỷ tiền lương, 1 tỷ tiền ngân hàng, 1 tỷ tiền điện này nọ. Nhà máy sản xuất lại đặc thù lò cao, yêu cầu hoạt động 24/24 nên nếu ngừng thì toang luôn. Nên giải pháp duy nhất là bán quặng”.

Không hiểu có phải áp lực đấy là lý do hay không, chỉ biết là VTM đã thực hiện hợp đồng đấu giá ngay cả khi Bộ Tài nguyên – Môi trường và Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có những văn bản phân tích rõ tình hình thực tế việc khai thác và kinh doanh quặng sắt ở doanh nghiệp này.

Cụ thể, trước phiên đấu giá nghìn tỷ 14 ngày, vào ngày 7/4/2020, Bộ Tài nguyên – Môi trường có văn bản gửi Thủ tướng nêu rõ: Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung khai thác mỏ sắt Quý Xa nhưng cung cấp chưa đến 30% công suất cho Nhà máy Gang thép Lào Cai, quặng sắt tinh tại mỏ xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng chưa nhập đối lưu than coke. Như vậy việc sử dụng, tiêu thụ quặng sắt tại mỏ sắt Quý Xa không phù hợp Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, không đúng yêu cầu địa chỉ sử dụng quặng sắt…

Trước đó nữa, vào ngày 27/3/2020, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam gửi văn bản VTM yêu cầu: Trong thời gian chờ Thủ tướng cho ý kiến về sử dụng quặng sắt của mỏ theo quy hoạch và dự kiến nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, đề nghị VTM điều chỉnh công suất khai thác của mỏ theo hướng chỉ cung cấp cho Nhà máy Gang thép Lào Cai.

Vì sao VTM quyết tâm thực hiện vụ đấu giá hàng nghìn tỷ đồng khi chưa đầy đủ các ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý, thiết nghĩ cơ quan chức năng liên quan cần sớm làm sáng tỏ vấn đề này.

Nông Nghiệp

]]>
https://chinhtrivietnam.org/khuat-tat-trong-vu-dau-gia-7-trieu-tan-quang-gia-hon-1-600-ty-dong-cua-mot-cong-ty-lien-danh-voi-trung-quoc.html/feed 0
Một liên danh Gang thép với Trung Quốc “âm thầm” đấu giá 800.000 tấn quặng https://chinhtrivietnam.org/mot-lien-danh-gang-thep-voi-trung-quoc-am-tham-dau-gia-800-000-tan-quang.html https://chinhtrivietnam.org/mot-lien-danh-gang-thep-voi-trung-quoc-am-tham-dau-gia-800-000-tan-quang.html#respond Fri, 01 May 2020 05:33:51 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21013 Gần ngàn tấn quặng đã được “âm thầm” đấu giá mà không công bố thông tin rộng rãi. 

Xưởng luyện gang của Nhà máy thép Việt Trung (VTM) /// Ảnh: Chí Hiếu

Xưởng luyện gang của Nhà máy thép Việt Trung (VTM)

Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước vừa yêu cầu Tổng công ty thép VN và Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt – Trung báo cáo về việc “âm thầm” tổ chức đấu giá 800.000 tấn quặng giữa lúc cả nước đang thực hiện cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19.

Bạn hàng lâu năm cũng không biết thông tin

Theo thông tin Thanh Niên thu thập được, ngày 21.4, tại Nhà văn hóa Tổ dân phố Tân Xuân 1 (P.Xuân Đỉnh, Q.Tây Hồ, Hà Nội), Công ty đấu giá hợp danh quốc gia đã tổ chức cuộc đấu giá lô hàng quặng sắt với khối lượng 800.000 tấn. Đây là lô quặng của Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt – Trung (VTM), một liên danh giữa các bên của VN với đối tác Trung Quốc, trong đó Tổng công ty thép VN góp 46,85% vốn. VTM cũng là doanh nghiệp (DN) nằm trong danh sách 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành công thương, đang được Chính phủ tập trung chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn.

Điều đáng nói, tuy số lượng quặng mang ra đấu giá không hề ít, lên đến 800.000 tấn, trong bối cảnh các DN ngành sắt thép đang rất cần nguyên liệu trong nước thay cho nhập khẩu khó khăn vì nhiều nước áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, song chỉ có 2 cái tên tham gia đấu giá là Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát (trụ sở chính ở TP.Hải Phòng) và DN tư nhân Hải Linh (tỉnh Hải Dương).

Đáng ngạc nhiên hơn, rất nhiều DN lớn vốn là bạn hàng có thâm niên của VTM lại không tham gia. Lý do, các DN này cho biết, họ không được thông tin rộng rãi về kế hoạch của cuộc đấu giá. Thậm chí, đến thời điểm này, khi cuộc đấu giá đã kết thúc, họ cũng rất khó khăn để tìm được thông tin công bố về cuộc đấu giá. Đặc biệt, lãnh đạo Tổng công ty thép VN cho hay việc đấu giá nói trên có dấu hiệu chưa đủ cơ sở pháp lý như sự cho phép của các bộ, ngành liên quan, cũng như chưa được sự chấp thuận thực hiện của tổng công ty.

Về cuộc đấu giá ngày 21.4 tại Q.Tây Hồ của VTM, nguồn tin Thanh Niên cho biết sau 3 vòng trả giá, Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát đã giành được quyền mua lô hàng với giá khoảng trên 400 tỉ đồng.

Công ty mẹ chưa được báo cáo cụ thể ?

Với những điều khá bất thường trong công tác đấu giá, thời gian, thời điểm đấu giá kể trên, chỉ 3 ngày sau cuộc đấu giá, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN (là đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước – SCIC, đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty thép VN) đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu SCIC báo cáo về việc xử lý các tồn tại của VTM. Văn bản này yêu cầu SCIC chỉ đạo người đại diện tại Tổng công ty thép VN “khẩn trương báo cáo gấp về việc khai thác và tiêu thụ quặng sắt, trong đó cần làm rõ khối lượng khai thác, phương án tiêu thụ và kết quả”.

Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo SCIC cho hay đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty thép VN sớm báo cáo vụ việc, đồng thời cho biết thêm “chưa thể nói gì được vào thời điểm này”.

Trong khi đó, trả lời qua điện thoại chiều 29.4, ông Nguyễn Đình Phúc, Tổng giám đốc Tổng công ty thép VN, cho biết “đang ngồi chờ báo cáo của VTM và người đại diện vốn của tổng công ty tại VTM” về toàn thể quy trình thực hiện đấu giá, cũng như các văn bản liên quan, để kịp báo cáo với cấp trên.

Một lãnh đạo khác của Tổng công ty thép VN thì cho biết chủ trương đấu giá tiêu thụ quặng là có, song tổng công ty chưa được báo cáo cụ thể về phương án trước khi VTM thực hiện. “Ngoài ra, do VTM đang nằm trong danh sách 12 dự án yếu kém của ngành công thương nên các vấn đề lớn liên quan đến sản xuất kinh doanh nhằm đưa dự án phục hồi cũng cần được xin ý kiến của Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém, các bộ, ngành, trong khi quy trình này chưa được VTM báo cáo với tổng công ty để tổng công ty xin ý kiến”, vị này nói thêm.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/mot-lien-danh-gang-thep-voi-trung-quoc-am-tham-dau-gia-800-000-tan-quang.html/feed 0
Kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế để thể hiện sự thượng tôn pháp luật của loài người! https://chinhtrivietnam.org/kien-trung-quoc-ra-toa-an-quoc-te-de-the-hien-su-thuong-ton-phap-luat-cua-loai-nguoi.html https://chinhtrivietnam.org/kien-trung-quoc-ra-toa-an-quoc-te-de-the-hien-su-thuong-ton-phap-luat-cua-loai-nguoi.html#respond Thu, 30 Apr 2020 11:43:20 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20989 Những ngày cuối tháng 4. Cả thế giới đang tang thương trước con virus Tàu và Việt Nam không ngoại lệ, thì ngoài khơi, Bắc Kinh vẫn tiếp tục leo thang cái hành động (chứ không phải âm mưu nữa), cướp biển đảo của Việt Nam.

Lại là vẫn bài cũ quen thuộc, cho tàu hải giám đâm vào tàu cá của ngư dân rồi dùng miệng rắn mồm beo của Hoa Xuân Oánh lu loa là tàu cá nhỏ bé của Việt Nam đâm vào cái con quái vật chở mưu đồ bành trướng nhà Trung Cộng.

Tiếp đến là chơi bài trơ trẽn, đưa biển đảo của Việt Nam vào cái gọi là thành phố, là huyện của Trung Cộng; đăng những hình ảnh khiêu khích về cuộc sống của bè lũ bành trướng nơi Hoàng Sa, như thể khẳng định với thế giới rằng, cái này của tao, tao đã sống ở đấy, đã sinh nòi đẻ giống và mở mang đủ thứ ở đấy.

Việt Nam có “chúng tôi phản đối”, thì nhận thêm một trong những hệ quả như bao năm: hàng loạt công hàng ở biên giới không đi được. Những năm trước hàng loạt nông dân dở khóc dở cười kêu giải cứu dưa hấu, giải cứu cà chua, giải cứu X, Y, Z, như thể nếu nhà nước phản đối những hành động ngang ngược của Trung Cộng thì lập tức nông sản và nông dân Việt chợt thành con tin trong tay Trung Cộng.

Và lần này thì bản mặt đã lộ, không còn gì che đậy: tung ra cái công hàm gây tranh cãi của ông Phạm Văn Đồng để lu loa với cả thế giới rằng Việt Nam đã công nhận biển đảo là của Trung cộng.

Tôi mạn phép không bàn về công hàm ấy. Đó đã là vấn đề quốc gia thì tự quốc gia giải quyết, tự chịu trách nhiệm, người dân bao năm nay không biết điều này và người dân có quyền đòi hỏi sự vẹn toàn lãnh thổ mà cha ông để lại.

Nhưng, nếu nhìn vào hành động ngang ngược của Trung Cộng và cái dã tâm độc chiếm biển Đông bằng mọi cách, thì chuyện đã gần như không còn cái gọi là “dừng lại”. Mọi khiêu khích gần như đã vượt quá mức độ hành vi mà đã là một âm mưu tuyệt đối, nên chẳng ai dại dột gì mà chọn một cuộc bảo vệ bản thân bằng vũ lực.

Câu chuyện Biển Đông lúc này, khó có thể khác, là lôi cẩu tặc của nhân loại mang tên Trung Cộng ra các toà án quốc tế, như việc mà Philippin đã làm. Sẽ không có cái đúng nào được bảo vệ tuyệt đối bằng pháp luật của loài người. Còn nếu không chọn điều đó, chẳng khác gì chúng ta đang tự sa vào cái bẫy luật rừng mà Trung Cộng đang đưa ra, ngang ngược và nguy hiểm cho nhân loại.

*****

Kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế để thể hiện sự thượng tôn pháp luật của loài người!

Và từ những ngày này, với tình hình biển Đông như thế này, một nhà báo đi khuyên dân chúng “không nên kiện Trung Quốc”, “Chuyện có Đảng và Nhà nước lo”

Và cũng những ngày này, V TV phát cái phóng sự tài liệu, với nội dung là chúng ta đã giành lại Trường Sa từ tay Việt Nam cộng hoà như thế nào.

Tôi hiểu, những người làm phim muốn nhấn mạnh ừ, Trường Sa là của Việt Nam, do ông thắng cuộc giành lại từ ông thua cuộc. Nhưng, nó được phát ở cái thời điểm mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố biển Đông và các đảo là của chúng, rồi chúng còn lôi cả công hàm năm cũ ra lu loa, tự dưng cái phóng sự này sẽ gây ra nhiều suy diễn tai hại. Nó cũng không kém phần vô duyên, khi lúc này đây, việc nên làm không phải là những thứ có thể gây tổn thương với đồng bào.

Việc nhà báo kia nói gì, trên mạng đã có một nữ sinh trường Luật phản biện, đanh thép và có cơ sở rồi. Nhưng cái đau lòng ở đây, anh ta thuộc về một bộ phận trí thức có tiếng nói, mà không uốn lưỡi để nói cho đàng hoàng, chẳng khác gì, chính anh ta và những người như anh ta, lại một lần nữa gây tổn thương cho dân tộc này, thời điểm này.

*****

Trần Ích Tắc là một hoàng tử nhà Trần, con trai của vua Trần Thái Tông và anh cùng cha khác mẹ với vua Trần Thánh Tông, người nổi tiếng trong lịch sử với Hội nghị Diên Hồng năm 1284.

Khác với người em trai yêu nước thương nòi, tôn trọng muôn dân với Hội nghị Diên Hồng tổ chức tại kinh thành Thăng Long để trưng cầu dân ý nên hoà hay nên đánh khi quân Nguyên sắp kéo 50 vạn quân từ phương Bắc do Hốt Tất Liệt cầm đầu tràn xuống và phương Nam 10 vạn do Toa Đô đánh lên, khiến cả dân tộc sôi sục chiến đấu, thì Trần Ích Tắc chỉ muốn hoà giặc để đổi lấy ghế vàng danh vọng.

Vào năm 1285, 1 năm sau Hội nghị Diên Hồng, khi vó ngựa Mông Nguyên dày xéo Đại Việt, Trần Ích Tắc quyết xin hàng để được là “An Nam Quốc Vương”. Nhưng đất Việt hùng thiêng, quân Nguyên tan tác và tham vọng đế vương của tên phản tặc bán nước Trần Ích Tắc cũng đã tan thành mây khói.

Anh nhà báo và nhiều anh tương tự, các anh làm tôi nhớ đến Trần Ích Tắc nhiều quá. Dù các anh nhỏ bé giữa muôn triệu dân chúng nhưng hành vi của các anh, chắc chắn sẽ được lịch sử lưu lại.

*****

Những ngày này, tôi nhớ Hội nghị Diên Hồng của cha ông. Ừ, cái thời mà “Dân Nghiêu Thuấn, Vua Nghiêu Thuấn, chừng ấy ta đà phỉ sở nguyền”, thời mà có những ông vua “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa” với lòng căm hận vô biên khi kẻ thù ngang ngược xâm lăng dân tộc. Thời mà những người dân chân lấm tay bùn, được vua tôn trọng xin ý kiến, và cũng là một cách khơi dậy ngọn lửa yêu nước thương nòi từ phía họ.

Và cả vua lẫn dân đã chiến thắng một đội quân khổng lồ của Nguyên Mông, đập tan khả năng bành trướng phương Bắc, để lại một trang sử chói lọi đáng tự hào vô cùng.

Không có quyền lực nào vĩnh viễn bằng chính lòng của người dân. Lòng dân lớn hơn biển, khiến biển nổi sóng quật tan âm mưu bành trướng của bè lũ xâm lược. Lòng dân cũng là trời, hiền hoà đón nhận những năng lượng tích cực của những ai biết yêu nước thương nòi.

Người ta nói giới trẻ giờ quên lãng lòng yêu nước, chỉ biết đến trà sữa và yêu đương, nhưng hôm qua, đọc lại những dòng của nữ sinh trường Luật (dĩ nhiên không phải tôi đồng tình tất cả), nhưng tôi cảm nhận được dòng máu Việt vẫn chảy trong tim các thế hệ và sôi lên khi kẻ cướp nước và Việt gian xuất hiện.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp – Ảnh: AFP
Kiện Trung Quốc là việc nên làm vì không thể đánh đổi chủ quyền lấy mấy chữ hữu nghị viển vông, và cũng thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật của đất nước này. Chúng ta không thể để loài người xếp chung một rọ với Trung Quốc, nơi chỉ biết đến luật rừng, thô lỗ, gian dối, phản văn minh. Và chúng ta, quan trọng nhất, không để mất bất cứ một tấc đất nào mà cha ông phải đổi ngàn ngàn lớp lớp mạng sống để giữ cho chúng ta.

Kiện, dù nông dân có phải khổ thêm một chút cũng chịu, GDP có tụt vì mất đi một thị trường lớn, cũng chịu. Nông dân cũng xem đây là thời điểm để chuyên nghiệp hơn, chinh phục các thị trường khác không phải là Trung Quốc. Các doanh nghiệp khác cũng vậy. Không thể đổi chủ quyền để lấy lợi ích được. Lịch sử sẽ không tha thứ cho chúng ta đâu.

Thực sự trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều giai đoạn không giao thương mà. Dân ta vẫn sống. Giống nòi Việt vẫn duy trì và tinh thần dân tộc cũng đâu có mất đi?

Tôi, một người dân, nêu lên ý kiến của mình với chủ quyền dân tộc. Còn bạn?

Theo NB Hoàng Nguyên Vũ

]]>
https://chinhtrivietnam.org/kien-trung-quoc-ra-toa-an-quoc-te-de-the-hien-su-thuong-ton-phap-luat-cua-loai-nguoi.html/feed 0
Ai đã tiếp tay, dung túng cho các công ty TQ lộng hành tại Việt Nam? https://chinhtrivietnam.org/ai-da-tiep-tay-dung-tung-cho-cac-cong-ty-tq-long-hanh-tai-viet-nam.html https://chinhtrivietnam.org/ai-da-tiep-tay-dung-tung-cho-cac-cong-ty-tq-long-hanh-tai-viet-nam.html#respond Wed, 29 Apr 2020 13:55:28 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20967 Dư luận chưa hết nóng khi công ty TNHH Luxshase – ICT lén xây dựng cả 3 tòa nhà 5 tầng khổng lồ giữa khu công nghiệp với diện tích khoảng 25,000 m2 để giấu 1.500 người TQ trái phép, thì mới đây Công ty Thâm Việt lại xây mô hình giống “đường lưỡi bò” nằm trước nhà điều hành của Công ty. Ở ngay trên lãnh thổ VN mà các công ty này tác oai tác quái như trên đất mẹ, vì sao lại có kiểu xem thường pháp luật nước sở tại như thế? Câu hỏi đặt ra ở đây là, ai đã tiếp tay, dung túng và bảo kê cho các công ty TQ lộng hành?

Mới đây, nhà chức trách phát hiện mô hình giống “đường lưỡi bò” nằm trước nhà điều hành của Công ty TNHH Thâm Việt, khi đi kiểm tra công trình xây dựng vi phạm pháp luật tại khu công nghiệp An Dương Hải Phòng. Theo ông Phạm Văn Mợi Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, mô hình trái phép này nằm trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh trong khu công nghiệp An Dương, được lập bằng lối đi lát gạch bao quanh một hồ nước nhân tạo, nếu nhìn gần khó phát hiện ra, song quan sát từ trên cao sẽ thấy rõ mô hình giống “đường lưỡi bò”. Đáng chú ý, công trình trên có thể dễ dàng quan sát được thông qua vệ tinh của Google Maps.

Không chỉ xây mô hình đường lưỡi bò, trước đó tháng 9/2019, chủ đầu tư khu công nghiệp An Dương xây hàng chục ngôi nhà dành cho lao động Trung Quốc trên đất quy hoạch trồng cây xanh. Chính quyền địa phương đã yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ công trình trái phép này, chỉ để lại nhà tạm phục vụ điều hành thi công tại công trường. Tuy nhiên, đến nay Công ty Thâm Việt chỉ tháo dỡ một phần công trình. Ngoài ra Thâm Việt còn lấp xây hồ hình bát quái âm dương, thậm chí còn tạo hình một hồ khác mô phỏng vành trăng giống hệt trên cờ Trung Quốc.

Đáng chú ý, các công trình sai phép của Công ty Thâm Việt tại KCN An Dương chỉ được phát hiện khi báo chí thông báo cho chính quyền. Câu hỏi đặt ra ở đây là, chính quyền Hải Phòng ở đâu khi Thâm Việt hoàn thành trót lọt các công trình có mô phỏng chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông, các công trình âm dương bát quái và các công trình nhà ở ngay trong phạm vi dự án như thế? Trách nhiệm cơ quan quản lý ra sao khi để xảy ra sự việc trên?

Trước đó, Công ty Luxshase – ICT đặt tại địa chỉ Lô E, Khu Công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cũng đã ngang nhiên vi phạm pháp luật, chống đối lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp.

Cụ thể, chính quyền Bắc Giang buộc Luxshase – ICT buộc phải di dời 925 người lao động trước ngày 20/12/ 2019. Tuy nhiên đến nay, công ty này không những không thực hiện di dời người lưu trú theo cam kết, mà còn trắng trợn tăng thêm 647 người lưu trú. Như vậy, tính tổng số lượng thì hiện nay có 1.572 lao động bất hợp pháp đang lưu trú tại công ty này.

Không chỉ che giấu người lao động trái phép, Luxshare còn xây dựng 3 toà nhà lớn trên diện tích đất là 5,800 m2 mà không xin phép chính quyền. Đến khi Luxshare xây xong phần móng, và đang dựng cột tại 3 công trình, thì sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty này vì không có giấy phép. Vì sao là thổ địa trên địa bàn nhưng phải thông qua báo chí, Bắc Giang mới biết Luxshare sai phạm? Một cái chòi vịt, một quán cà phê mọc lên trái phép mà đã đem lực lượng đến buộc tháo gỡ, vậy cớ gì 3 tòa nhà khủng sai trái thế này nhiều tháng qua mà vẫn tồn tại được? Phải chăng sự quản lý của chính quyền địa phương quá lỏng lẻo, hay có sự bao che dung túng của ai đó?

Trên đây chỉ là hai công ty TQ thôi, nhưng cả hai đã tác oai tác quái trên lãnh thổ VN thế này, thử hỏi trên cả nước có hàng ngàn DN TQ cố tình vi phạm coi trời bằng vung thế này thì VN sẽ ra sao? Vì sao các DN TQ sang VN gây ra hết sai phạm này đến sai phạm khác như trên đất mẹ như thế? Ai đã tiếp tay, dung túng và bảo kê cho các công ty TQ lộng hành tại VN? Đã đến lúc cần làm rõ truy xét và xử nghiêm những cán bộ tiếp tay, im lặng làm ngơ cho những hành vi chà đạp pháp luật Việt Nam, “bán giời không văn tự” trước khi xảy ra hậu quả khôn lường.

Đồng thời với những sai phạm của các công ty TQ, chúng ta không chỉ xử phạt hành chính mà còn phải nặng tay hơn như rút giấy phép, trục xuất về nước như thế mới có tính răn đe. Chứ nếu phạt hành chính, nộp tiền xong sai phạm vẫn còn như thế thì chỉ làm cho DN TQ nhờn luật mà thôi. Nay là che giấu người trái phép, mai lại xây cả mô hình đường lưỡi bò, liệu trong tương lai có là những khu căn cứ quân sự? Nếu chúng ta cứ xứ lý cho qua chuyện và lỏng lẽo trong quản lý, để DN TQ xây luôn các căn cứ quân sự trá hình thì, sẽ ảnh hưởng đến an nguy của quốc gia dân tộc. Thì lúc đó có hối cũng đã muộn.

T.L

]]>
https://chinhtrivietnam.org/ai-da-tiep-tay-dung-tung-cho-cac-cong-ty-tq-long-hanh-tai-viet-nam.html/feed 0
Báo cáo chính phủ Mỹ: Khả năng cao virus đến từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán https://chinhtrivietnam.org/bao-cao-chinh-phu-my-kha-nang-cao-virus-den-tu-phong-thi-nghiem-tai-vu-han.html https://chinhtrivietnam.org/bao-cao-chinh-phu-my-kha-nang-cao-virus-den-tu-phong-thi-nghiem-tai-vu-han.html#respond Wed, 29 Apr 2020 05:30:45 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20955 Phòng thí nghiệm tại Vũ Hán có khả năng cao là nguồn của đại dịch Covid-19 vốn đang tàn phá toàn cầu, theo một phân tích của chính phủ Hoa Kỳ khi liệt kê các bằng chứng. Phân tích này cũng kết luận rằng các giải thích khác về nguồn gốc của virus corona là không đáng tin cậy, theo tin từ The Washington Times.

Tài liệu này, được tổng hợp từ các nguồn mở và chưa phải là bản hoàn chỉnh, nói rằng chưa có căn cứ suy luận để đổ lỗi cho virus có từ Viện Virus học Vũ Hán hoặc từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, chi nhánh Vũ Hán. Cả hai cơ sở đều nằm trong thành phố có các ca nhiễm đầu tiên được báo cáo.

Nhưng tài liệu cũng cho biết là có những bằng chứng dựa trên suy luận cho thấy virus này có khả năng xuất phát từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.

Phòng thí nghiệm P4 tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 17/4/2020. (Hector Retamal / AFP / Getty Images)

“Tất cả các nơi khả dĩ khác về xuất xứ của virus này đã được chứng minh là rất khó xảy ra”, tài liệu này kết luận. The Washington Times đã có được một bản sao của báo cáo này. Báo cáo được được biên soạn trong tháng này.

Chính quyền Trung Quốc cho biết nguồn gốc của loại virus này không xác định nhưng ban đầu họ tuyên bố rằng nó có nguồn gốc từ động vật tại một khu chợ ẩm ướt của thành phố Vũ Hán, nơi động vật hoang dã được bày bán. Họ nói rằng virus có thể đã truyền từ dơi sang động vật được bán trong khu chợ vào năm ngoái và sau đó truyền sang người

Giới chức Hoa Kỳ đã ngày càng tỏ ra hoài nghi về thông tin này. Tổng thống Trump đã xác nhận trong tháng này rằng rất nhiều người đang điều tra nguồn gốc của virus. Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang điều tra liệu có phải virus này “thoát ra” khỏi phòng thí nghiệm hay là kết quả của một đợt bùng phát tự nhiên.

“Tại thời điểm này, chưa thể kết luận. Cho dù khả năng cao là đến từ tự nhiên. Nhưng chúng tôi cũng không biết chắc chắn”, ông Milley cho biết vào hôm 14/4.

Bản phân tích của chính phủ Hoa Kỳ nói rằng lời giải thích về vật chủ là không có cơ sở chắc chắn do ca chẩn đoán nhiễm COVID-19 đầu tiên ở người là đến từ một người không có mối liên quan nào đến khu chợ ẩm ướt. Theo thông tin từ Trung Quốc, khu chợ này này không bán dơi.

Trong khi đó, bản báo cáo cho biết có một số hành động đáng ngờ cho thấy virus đã “thoát khỏi” một trong các phòng thí nghiệm, mặc dù Trung Quốc bỏ qua khả năng theo đuổi những manh mối đó.

“Nơi hợp lý nhất để điều tra về nguồn gốc virus đã bị TQ phong tỏa hoàn toàn khỏi cuộc điều tra từ bên ngoài” tài liệu cho biết thêm.

TQ đã thực hiện các bước hà khắc để kiểm soát thông tin về virus kể từ tháng 1.

Trong khi đó, giới chính trị gia Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra liệu có phải virus đến từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán hay không.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết, Hoa Kỳ đang xác định nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán có phải xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc tại thành phố Vũ Hán hay không. Ông cũng cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả nếu như virus này được phát tán một cách cố ý.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nói rằng Bắc Kinh cần phải minh bạch thông tin mà chính quyền này biết. Ông cũng cho biết thêm rằng ĐCSTQ chưa cho phép các nhà khoa học từ các nơi trên thế giới vào Viện Virus học Vũ Hán.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/bao-cao-chinh-phu-my-kha-nang-cao-virus-den-tu-phong-thi-nghiem-tai-vu-han.html/feed 0
Mỹ – Trung tranh cãi kịch liệt khiến hội nghị qua video của G20 bị hủy vào phút chót https://chinhtrivietnam.org/my-trung-tranh-cai-kich-liet-khien-hoi-nghi-qua-video-cua-g20-bi-huy-vao-phut-chot.html https://chinhtrivietnam.org/my-trung-tranh-cai-kich-liet-khien-hoi-nghi-qua-video-cua-g20-bi-huy-vao-phut-chot.html#respond Tue, 28 Apr 2020 09:50:17 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20919 Các nhà lãnh đạo của Nhóm G20 ban đầu dự định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh qua video để thảo luận về cách đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán vào ngày 24/4. Tuy nhiên hội nghị đã bị hủy vào phút chót do cuộc cãi vã gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đưa tin, một người tham gia vào công tác chuẩn bị cho hội nghị video tiết lộ rằng Hoa Kỳ khăng khăng buộc WHO phải chịu trách nhiệm trước các biện pháp ứng phó lúc đầu đối với dịch bệnh, nhưng TQ kiên quyết từ chối thảo luận về đề xuất điều tra WHO.

“Do đó, cuộc họp đã bị hủy vào phút cuối”. Nguồn tin nói rằng nếu hai bên đồng ý thỏa hiệp về vấn đề WHO, hoặc ít nhất là đồng ý về cách diễn đạt liên quan tới WHO trong thông cáo chung, hội nghị thượng đỉnh vẫn có thể được tổ chức trong tương lai gần.

Được biết, những người tham gia hội nghị video này bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, cuộc họp này đã không xuất hiện trong chương trình nghị sự chính thức do chủ tịch luân phiên của G20 là Ả Rập Saudi công bố.

South China Morning Post dẫn lời ông Thẩm Đinh Lập (Cheng Dingli), Phó trưởng khoa nghiên cứu quốc tế của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói rằng Hoa Kỳ cho rằng WHO bênh vực TQ và TQ phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất lớn ở Hoa Kỳ. “Quan hệ Mỹ – Trung đã xấu đi rất nhiều, điều đáng lo ngại là nó sẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai”.

Vào ngày 26/3, các nhà lãnh đạo G20 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh video đầu tiên để đối phó với sự bùng phát của đại dịch, và đồng ý thực hiện “tất cả các cách để khắc phục dịch bệnh này”, đưa ra gói hỗ trợ trị giá 5 nghìn tỷ USD để giúp đỡ nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng sau đó, cuộc tranh cãi giữa Mỹ – Trung về vai trò của WHO ngày một kịch liệt. Do đó, ngày 14/4, Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành điều tra các vấn đề về “sai sót nghiêm trọng trong quản lý” của WHO và “che giấu thông tin” dịch bệnh của TQ. Trong thời gian xem xét, Mỹ sẽ tạm ngừng cung cấp tài trợ cho WHO.

Tổng thống Trump cũng liệt kê các sai phạm khác của WHO, bao gồm dễ dàng tin vào ý kiến của TQ, mà không điều tra các ‘báo cáo đáng tin cậy từ các nguồn tin ở Vũ Hán’ vốn mâu thuẫn với các tuyên bố của chính phủ.

Vào ngày 22/4, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng WHO cần điều chỉnh cơ cấu để sửa chữa các khiếm khuyết của mình. Hoa Kỳ không loại trừ yêu cầu thay thế người phụ trách WHO và thậm chí có thể ngừng hẳn hỗ trợ tài chính cho WHO.

Ngoài hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo được tổ chức vào cuối tháng 3, Ả Rập Saudi cũng tổ chức một loạt các cuộc họp trực tuyến liên quan đến các bộ trưởng y tế, thương mại, tài chính, nông nghiệp và lao động của G20. Theo chương trình nghị sự chính thức, một cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng du lịch được lên kế hoạch vào thứ Sáu (1/5) và một cuộc họp trực tuyến khác cho nền kinh tế kỹ thuật số được lên kế hoạch vào ngày 4/5. Cuộc gặp mặt trực tiếp của các nhà lãnh đạo G20 dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại Riyadh từ ngày 21 đến 22/11.

Theo Epoch Times

]]>
https://chinhtrivietnam.org/my-trung-tranh-cai-kich-liet-khien-hoi-nghi-qua-video-cua-g20-bi-huy-vao-phut-chot.html/feed 0
Điều tra nguồn gốc virus Vũ Hán: TQ sẽ phải trả cái giá cực đắt? https://chinhtrivietnam.org/dieu-tra-nguon-goc-virus-vu-han-tq-dang-co-tat-giat-minh.html https://chinhtrivietnam.org/dieu-tra-nguon-goc-virus-vu-han-tq-dang-co-tat-giat-minh.html#respond Tue, 28 Apr 2020 09:28:27 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20916 Hơn 3 tháng qua, con Virus Vũ Hán đã biến nền kinh tế toàn cầu rơi vào thảm cảnh ảm đạm, thậm chí con virus này đã khiến gần 3 triệu người bị nhiễm và hơn 200.000 người tử vong. Con số này được dự đón sẽ tiếp tục gia tăng mỗi ngày. Đi điều tra nguyên nhân, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho rằng con virus này đến từ Trung Quốc, thậm chí nhiều chính phủ đã xem Trung Quốc là tác giả “chính”. Một số lãnh đạo của các quốc gia rất bức xúc và lên án Trung Quốc, mặc dù chưa nói thẳng Trung Quốc chính là kẻ thù của nhân loại. Và nay Australia mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona, thì TQ đe dọa tẩy chay. Phải chăng TQ đang có tật giật mình?

Được biết, ca nhiễm covid-19 đầu tiên xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, nhưng đến 20/01/2020 TQ mới công bố. Nhờ đó con virus đã lan rộng trên cả nước Trung Quốc và sau đó gây tai họa cho cả thế giới. Sau khi dịch bệnh bùng phát nhiều nghiên cứu cho rằng virus này xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. TQ sử dụng con virus này như vũ khí sinh học nhằm hạ gục Mỹ để giành ngôi bá chủ thế giới.

Mỹ đã nhiều lần đề nghị TQ cho chuyên gia Mỹ vào giúp đỡ, thậm chí là Mỹ thông qua WHO để ngỏ lời với TQ, nhưng Bắc Kinh vẫn một mực từ chối. Sau đó, TQ đã viết lại lịch sử về con virus này. Bắc Kinh lệnh cho tất cả các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài lan truyền trên Twitter và báo chí ngoại quốc một thông điệp như sau : « Tuy con virus corona đã lan ra từ Vũ Hán, nhưng xuất xứ thực sự của nó vẫn chưa rõ. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu ». Thậm chí nước này còn phao tin virus corona Vũ Hán xuất xứ từ Mỹ, Nhật. TQ kêu gọi « thế giới phải cám ơn Trung Quốc » vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus.

Nay con virus Vũ Hán hoành hành cả thế giới, TQ lợi dụng cơ hội này bán trang thiết bị y tế cho các nước, nhưng TQ lại giở trò bẩn thiểu. Khẩu trang thì kém chất lượng, thậm chí sử dụng nguyên liệu làm đồ lót. Kít xét nghiệm thì tẩm sẵn virus corona…và rồi tất cả những trang thiết bị y tế của nước này đều bị điều tra và trả về nơi sản xuất. Không chỉ vậy TQ còn xua quân ra biển Đông để độc chiếm nơi đây. Trước hành động ngang ngược của TQ nhiều quốc gia đồng loạt lên án. Mới đây Úc yêu cầu điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona. Ngoại trưởng Úc Marise Payne nhấn mạnh Úc muốn một cuộc đánh giá độc lập, trong đó sẽ điều tra một phần các phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán.

Có lẽ sợ Úc vào cuộc điều tra hé lộ bí mật mà TQ muốn che giấu nên nước này đã phản ứng mạnh mẽ. Đại sứ TQ tại Canberra – Australian, Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) đe dọa, nếu Canberra theo đuổi điều tra độc lập về đại dịch Covid-19 thì du khách và sinh viên Trung Quốc sẽ tẩy chay Úc, dẫn đến nguy cơ suy giảm xuất khẩu các mặt hàng nông sản phổ biến của Úc như rượu vang và thịt bò đến Trung Quốc. Vì sao TQ có hành động mạnh mẽ đáp trả lại lời kêu gọi điều tra nguồn gốc covid-19 của Úc như thế? Phải chăng con virus này có nguồn gốc từ Vũ Hán – TQ? Nếu virus corona không được sinh ra ở Hồ Bắc, thì TQ sợ gì mà không dám cho điều tra?

Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jim Banks (trái) ngày 16/3 nói trên chương trình của Fox TV ông đang tìm cách đòi Trung Quốc bồi thường bằng cách không thanh toán các trái phiếu quốc gia Hoa Kỳ mà Trung Quốc đã mua (Ảnh: Đa Chiều).

Từ khi dịch bệnh lan rộng toàn cầu, và tàn phá châu Âu và Hoa Kỳ thì những tiếng nói đòi Trung Quốc bồi thường đã bắt đầu xuất. Mở đầu là một công ty luật có tên Berman Law Group tại Palm Beach County, Florida đệ đơn kiện Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho sự lây lan của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới và yêu cầu Trung Quốc bồi thường hàng tỷ đô la. Tiếp theo Nghị sĩ Australia George Christensen đề xuất với Quốc hội nước này “thu hồi cảng Darwin và đất nông nghiệp đã cho các công ty Trung Quốc thuê để bồi thường cho dịch bệnh”.

Làn sóng yêu cầu TQ bồi thường từ Hoa Kỳ, Australia lan đến Châu Âu và cả Ấn Độ. Hai hiệp hội luật sư Ấn Độ đệ đơn tới Liên Hợp Quốc kiện Trung Quốc “bí mật phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt virus Corona mới, đòi bồi thường 20 ngàn tỷ USD. Sau đó, một cơ quan nghiên cứu của Anh có tên Henry-Jackson Society cáo buộc virus corona gây thiệt hại khoảng 3,2 nghìn tỷ Bảng cho các nước G7, và kêu gọi Vương quốc Anh yêu cầu Trung Quốc bồi thường 351 tỷ Bảng tổn thất. Thậm chí tại Đức, cũng có cơ quan truyền thông (tờ Bild) đăng tải “hóa đơn” khủng liệt kê các khoản tiền đòi chính phủ Trung Quốc bồi thường.

Trước sự kiện trên nhiều ý kiến cho rằng một khi yêu sách của phương Tây thành công, ngân khố của Trung Quốc sẽ bị cạn kiệt và Trung Quốc sẽ một lần nữa sụp đổ, lặp lại lịch sử nhục nhã hàng thế kỷ. Phải chăng vì sợ Úc và các nước phương Tây điều tra được nguồn gốc virus corona, và TQ sẽ phải bồi thường thiệt hại, nên TQ đã phải dùng tất cả các thủ đoạn để ngăn chặn? Phải chăng TQ đang sợ phải trả cái giá cực đắt vì đã sản xuất ra corona? Nếu vậy thì TQ quả thật là có tật giật mình rồi.

T.L

]]>
https://chinhtrivietnam.org/dieu-tra-nguon-goc-virus-vu-han-tq-dang-co-tat-giat-minh.html/feed 0
Bác sĩ Nguyễn Xuân Thành, ông chủ Phương Đông chỉ cần “hét giá” máy xét nghiệm Covid19 là các tỉnh ồ ạt chọn thầu? https://chinhtrivietnam.org/bac-si-nguyen-xuan-thanh-ong-chu-phuong-dong-chi-can-het-gia-may-xet-nghiem-covid19-la-cac-tinh-o-at-chon-thau.html https://chinhtrivietnam.org/bac-si-nguyen-xuan-thanh-ong-chu-phuong-dong-chi-can-het-gia-may-xet-nghiem-covid19-la-cac-tinh-o-at-chon-thau.html#respond Mon, 27 Apr 2020 05:07:49 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20849 Chỉ từ vụ CDC Hà Nội lộ vụ khai khống giá máy xét nghiệm từ 2,3 tỷ lên tới hơn 7 tỷ đồng đã làm lộ ra nguyên một mạng lưới móc nối, ăn chia nhau tiền máy xét nghiệm từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Mà trung tâm của vụ này là Công ty TNHH thiết bị Y tế Phương Đông, DN đã bán máy xét nghiệm cho hàng loạt tỉnh với giá cao gấp 3, 4 lần giá gốc. Một DN ít tiếng tăm vì đâu lại được ưu ái cung cấp cho hàng loạt tỉnh, hay vì DN này chịu thỏa thuận “giá hời, ăn chia” nên đã được các tỉnh ưu tiên lựa chọn?

Thực chất, Phương Đông không phải là tên tuổi lớn trong lĩnh vực TBYT nhưng không hiểu vì lý do gì DN này lại liên tục trúng nhiều gói thầu, không chỉ là ở Hà Nội. Kể từ khi dịch Covid19 bùng phát, tận dụng thời cơ Đông Phương đã mua hàng loạt máy XN Covid19 để có cơ hội “trục lợi”. Từ tháng 1-2020, công ty đã lắp đặt và triển khai hệ thống XN Covid-19 cho nhiều bệnh viện lớn trên cả nước như Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Phổi T.Ư, CDC Quảng Ninh, Bắc Giang… Đây cũng chính là công ty cho Hải Phòng (nơi từng bị đồn thổi mua máy XN với giá tới 10 tỷ đồng) “mượn” máy Realtime PCR.

Tuy nhiên, chỉ cùng một loại máy do Phương Đông cung cấp, hàng loạt tỉnh lại mua ở mức giá khác nhau, tưởng CDC Hà Nội đắt gấp 3 là quá đáng lắm rồi, Quảng Nam còn chơi lớn hơn, mua giá 7,2 tỷ đồng. Thậm chí Sở y tế Quảng Nam còn cho rằng, nhà cung cấp ban đầu còn đưa ra mức giá 7,56 tỷ đồng, cái giá 7,2 tỷ là đã qua thương lượng. Vậy không lẽ Phương Đông cố tình thổi giá trên trời, ở VN không còn DN nào có thể nhập khẩu được máy xét nghiệm Covid19 hay sao mà cứ phải là Phương Đông, DN đưa ra mức giá cao nhất?

Vì sao các tỉnh khác như: Quảng Trị mua máyXN Realtime PCR của Mỹ với giá chỉ 1,45 tỉ đồng, Đà Nẵng cũng mua giá chỉ 1,5 tỷ, Yên bái giá 1,8 tỷ, Gia Lai 2 tỷ, … lại thấp hơn rất nhiều? Các tỉnh này đều cho biết đã mua qua hình thức chỉ định thầu. Vậy các tỉnh còn lại mua máyXN Realtime PCR không qua chỉ định thầu? Thực ra các tỉnh này cũng qua thầu nhưng thiếu minh bạch mới gây ra hệ quả như CDC Hà Nội, để bên phân phối mua bán lòng vòng, rồi nâng giá loạn xạ và CDC Hà Nội vẫn cố tình “nhắm mắt” mua về.

Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên Phương Đông lại là nơi “chọn mặt gửi vàng” của nhiều tỉnh thành khi chọn mua thiết bị cho đợt dịch Covid19. Việc Phương Đông hét giá trên trời chẳng nhẽ các vị ở CDC Hà Nội, chuyên làm về y tế lại không biết? Nếu không phải là bắt tay nhau thổi giá để ăn chia thì là gì? Chẳng cần phải tên tuổi, chỉ cần chịu ăn gian làm dối bỗng dưng lại luồn sâu, được ưu ái, lại còn hưởng lợi từ xương máu đồng bào, đó là cách Phương Đông đang đi lên?

Lãnh đạo của Phương Đông được biết cũng là bác sĩ tên là Nguyễn Xuân Thành. Ông Thành chia sẻ trên trang web của công ty rằng hoạt động với tiêu chí “phục vụ bệnh nhân kịp thời là ưu tiên số 1”. Kịp thời thì đúng là có kịp thời đó, nhưng ông bác sĩ lại quên mất tiêu chí “trung thực vì sức khỏe của bệnh nhân”, nên tỉnh nào muống ông Thành “phục vụ kịp thời” thì phải chịu mức giá khống gấp 3, 4 lần mới được?

Làm bác sĩ mà không có tâm, trong khi những thiên thần áo trắng khác chỉ lo cứu người, thì ông ta chỉ chăm chăm “rút rỉa của người”? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu như không có những bàn tay lông lá với lòng tham vô đáy tạo điều kiện cho Phương Đông có cơ hội trục lợi như CDC Hà Nội, liệu Phương Đông có làm được? Sau cùng, người phải gánh chịu cũng lại là chính người dân chúng ta, những người vừa quằn quại tìm cách vượt qua Covid19 với mấy tháng không lương, vừa phải còng lưng trả tiền mua máy XN cho bọn “thừa nước đục thả câu”.

Hà Min

]]>
https://chinhtrivietnam.org/bac-si-nguyen-xuan-thanh-ong-chu-phuong-dong-chi-can-het-gia-may-xet-nghiem-covid19-la-cac-tinh-o-at-chon-thau.html/feed 0
Nếu Nhật, Mỹ và EU đồng loạt rút nhà máy ra khỏi TQ, thì họ sẽ đi đâu? https://chinhtrivietnam.org/neu-nhat-my-va-eu-dong-loat-rut-nha-may-ra-khoi-tq-thi-ho-se-di-dau.html https://chinhtrivietnam.org/neu-nhat-my-va-eu-dong-loat-rut-nha-may-ra-khoi-tq-thi-ho-se-di-dau.html#respond Mon, 27 Apr 2020 03:31:23 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20833 Trong hai tuần qua, các chính khách từ ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận hoặc công bố kế hoạch rút doanh nghiệp của họ rời khỏi Trung Quốc.

Nhật Bản dành hơn 240 tỷ yên (~2,2 tỷ USD) hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về trong nước hoặc đến Đông Nam Á. EU sẽ tìm cách “giảm sự lệ thuộc thương mại” sau đại dịch. Washington muốn các công ty Mỹ đưa sản xuất rời khỏi Trung Quốc về Mỹ.

Việc này , cho chúng tôi nhớ lại việc “muốn rời khỏi TQ “là câu chuyện đã có từ hơn mười năm về trước , nhưng các cường quốc chỉ “nói mà không làm”.

Lý do thật dễ hiểu vì thuế, đất đai đặt trụ sở nhà máy chẳng nơi đâu rẻ hơn TQ . Nhân công với tay nghề thiện nghệ cũng khó nơi đâu hơn được TQ. Muốn đi thì ai cũng muốn, nhưng đi đâu thì lại không hề dễ và chẳng có mấy lựa chọn nào khả thi cho kế hoạch 20-50 năm phát triển của các Tập đoàn ấy .

Vậy nên, các gói hỗ trợ vài tỷ USD như muối bỏ biển, chỉ đủ cho các Tập đoàn họ “mở thêm” cơ sở để nhận tài trợ chứ rút hẳn khỏi TQ thì còn quá xa vời. Như Samsung đầu tư nhà máy vào VN đã ngốn trên 1 tỷ USD, vậy Nhật có chi 2,2 tỷ USD thì ai nhận ai nhịn??? Mỹ và EU thì miễn bàn chi phí nhân công rẻ, rút nhá máy về nước là nói cho vui thôi!!!

Làm thế nào để Việt Nam là nơi đầu tư thay thế được Trung Quốc ?

Các phân tích cũng như nhiều bài báo đã chỉ ra. Nếu các tập đoàn lớn rời TQ , thì Đông Nam Á chính là điểm đến tốt nhất vì giá nhân công rẻ, lao động tương đối có nghề, vận tải giao thương cũng dễ dàng. Như vậy, điều kiện của Việt Nam hiện nay so về địa thế -nhân công và thuế suất chúng ta có nhiều cơ hội để thế chân Trung Quốc . Nhưng làm cách nào biến cơ hội thành lý do đủ hấp dẫn thì Chính phủ Việt Nam phải có chiến lược tổng thể, điển hình là quỹ đất và giao thông.

Chúng tôi cho rằng trừ các thành phố trung ương, tập trung doanh nghiệp đầu não thì giá đất có thể tăng theo thị trường. Còn các thành phố quy hoạch làm công nghiệp, dịch vụ là phải tránh các Tập đoàn bất động sản chen vào đầu cơ, kéo giá nhà đất lên cao vô tội vạ. Giờ nhìn các vùng quê như Hà Tiên, Đồng Xoài, Phan Thiết, Núi Thành… mà giá đất vẫn vọt lên vài chục triệu/m2 thì thực sự chúng ta đã quản lý quỹ đất quá kém.

Giao thông thì các tuyến Metro làm hoài không xong. Cao tốc xây xong là hư hại nhanh và các trạm thu phí tận thu quá mức. Đường biển lại đang bị chính TQ xâm chiếm Biển Đông để vô hiệu hoá lợi thế của chúng ta. Có phải chính chúng ta đang từng bước đánh mất dần các cơ hội của mình.

Một trong những vấn đề quan trọng là quản lý được quỹ đất và chống tăng giá ảo chúng ta cũng không làm được thì rất khó cho các Tập đoàn bước vào VN. Chúng ta không kiểm soát được lòng tham của chính mình thì cơ hội để các Tập đoàn lớn bước vào VN đang ngày càng thấp hơn…

Nguồn : Nhà báo Tường Châu

]]>
https://chinhtrivietnam.org/neu-nhat-my-va-eu-dong-loat-rut-nha-may-ra-khoi-tq-thi-ho-se-di-dau.html/feed 0
Ông Nguyễn Xuân Thành là TGĐ Công ty Phương Đông, nơi đã bán máy xét nghiệm Covid-19 cho nhiều tỉnh https://chinhtrivietnam.org/ong-nguyen-xuan-thanh-la-tgd-cong-ty-phuong-dong-noi-da-ban-may-xet-nghiem-covid-19-cho-nhieu-tinh.html https://chinhtrivietnam.org/ong-nguyen-xuan-thanh-la-tgd-cong-ty-phuong-dong-noi-da-ban-may-xet-nghiem-covid-19-cho-nhieu-tinh.html#respond Sun, 26 Apr 2020 14:29:33 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20817 Chỉ đến khi nhân viên bị bắt, dư luận mới bắt đầu đặt dấu hỏi ‘ông chủ’ của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông là ai mà được chỉ định thầu, cung cấp máy xét nghiệm Realtime PCR tại nhiều tỉnh, thành.

Trong diễn biến mới nhất liên quan đến các hợp đồng mua thiết bị Realtime PCR của hãng Quiagen (Đức) để xét nghiệm dịch Covid-19, ngày 25.4, TP.Hải Phòng đã có thông tin chính thức tới dư luận.

Ông Lê Khắc Nam Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cho biết, để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thiết bị, Sở Y tế Hải Phòng đã có văn bản đề nghị Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông hỗ trợ cho mượn 1 hệ thống thiết bị Realtime PCR trong thời gian chưa hoàn tất thủ tục mua sắm thiết bị (văn bản ký ngày 30.3.2020). Hiện nay, Sở Y tế đang triển khai các thủ tục để thực hiện việc mua sắm hệ thống máy xét nghiệm tự động nói trên.

“UBND TP chưa phê duyệt kế hoạch đấu thầu, cũng như chưa chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 liên quan đến máy xét nghiệm Realtime PCR. Hiện, việc thẩm định dự toán gói thầu cũng chưa có kết quả”, ông Nam khẳng định.

Trước đó, một loạt tỉnh, thành cũng đã mua máy xét nghiệm này với mức giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. UNND Quảng Nam duyệt chi mua máy 7,56 tỉ đồng, sau đó thương lượng với nhà cung cấp nên giảm xuống còn 7,2 tỉ đồng. Tại Thái Bình, tỉnh này cho biết đã đàm phán và được giảm giá từ trên 6 tỉ còn 5,8 tỉ đồng, chưa tính các ‘quyền lợi’ bảo hành cùng vật tư y tế kèm theo sau khi họ đã mua hệ thống thiết bị xét nghiệm Realtime PCR.

Ông Nguyễn Xuân Thành là TGĐ Công ty Phương Đông, nơi đã bán máy xét nghiệm Covid-19 cho nhiều tỉnh

Bác sĩ – Tổng giám đốc Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông, ẢNH WEBSITE CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
Còn thông tin ban đầu, hợp đồng được ký ngày 1.3 giữa Sở Y tế Quảng Ninh với nhà thầu là 8,4 tỉ đồng. Sau khi khi cơ quan điều tra Bộ Công an làm việc với Quảng Ninh, ngày 23.3, Sở Y tế đã ký phụ lục hợp đồng với nhà thầu, giá giảm còn 7 tỉ đồng. Trong khi đó, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ninh cho biết giá hệ thống này hiện chỉ còn 5,2 tỉ đồng tức đã được giảm tiếp thêm 1,8 tỉ đồng so với phụ lục ngày 23.3.

Trước khi một loạt tỉnh, thành lên tiếng về việc mua máy xét nghiệm Realtime PCR, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội (thuộc Sở Y tế Hà Nội) và một số đơn vị liên quan.

Đồng thời, C03 cũng ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, trong đó có PGS-TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán; Lê Xuân Tuấn, nhân viên Phòng Tài chính kế toán (CDC Hà Nội). Ngoài ra còn có Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại VN (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty CP Định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech và Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông.

Ngày 24.4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có văn bản gửi các bệnh viện, sở y tế, đơn vị trực thuộc, yêu cầu báo cáo toàn bộ các hợp đồng mua thiết bị xét nghiệm tự động Realtime PCR của hãng Quiagen (Đức). Nội dung báo cáo bao gồm toàn bộ các hợp đồng mua thiết bị xét nghiệm từ 1.3.2018 đến 29.2.2020. Báo cáo phải gửi về Bộ trước ngày 28.4.

Vị bác sĩ – CEO kín tiếng

Trong số các đối tượng bị khởi tố liên quan đến vụ án tại CDC Hà Nội có một nhân viên của Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông. Công ty này từ tháng 1.2020 đã lắp đặt và triển khai hệ thống xét nghiệm Covid-19 cho nhiều bệnh viện lớn trên cả nước như Vinmec, Bệnh viên Nhi T.Ư, Bệnh viện Phổi T.Ư, Trung tâm CDC Quảng Ninh, CDC Hà Nội, Bắc Giang… Và là công ty được Hải Phòng đề nghị mượn máy Realtime PCR.

Theo thông tin của cơ quan thuế, Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông có mã số thuế 0101088272 (địa chỉ tại số 20, ngõ 7, phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội). Người đại diện theo pháp luật là bác sĩ – Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Thành.

Thành lập năm 2000, Phương Đông tự giới thiệu là đơn vị luôn dẫn đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế bệnh viện. Đáng chú ý, công ty cũng tiên phong cung cấp máy xét nghiệm Realtime PCR rút ngắn thời gian xét nghiệm SARS-CoV-2 từ 10 ngày xuống còn 4 giờ.

Trong đợt cung cấp một loạt các thiết bị xét nghiệm này hồi cuối tháng 2.2020, ông Nguyễn Xuân Thành từng chia sẻ: “Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ thời điểm dịch chưa bùng phát, Phương Đông đã nhập khẩu dự trù rất nhiều máy Realtime PCR, máy lọc máu liên tục, máy tim phổi nhân tạo cấp cứu ECMO để cung cấp cho các bệnh viện, đơn vị y tế nhằm sẵn sàng đối phó dịch với tiêu chí ‘phục vụ bệnh nhân kịp thời là ưu tiên số số 1’.

Ông cũng khẳng định: “Việc được góp một phần nhỏ bé trong nỗ lực chung để phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam là vinh dự và niềm tự hào lớn, để chúng tôi có động lực làm tốt hơn công việc của mình, với chữ Tâm được đặt lên hàng đầu”.

Theo thông tin trên trang web của công ty này, ông Thành cũng là người đưa thương hiệu ghế massage Maxcare của Nhật về Việt Nam. Ông Thành cũng đã tặng ghế này cho đội bóng đá nữ Việt Nam.

Hiện thông tin giới thiệu về bác sĩ, Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Thành trên trang web của công ty đã không truy cập được (báo lỗi 404). Khi chúng tôi gọi vào thuê bao di động 0903.411.xxx của vị tổng giám đốc này thì điện thoại đã tắt, không liên lạc được.

Theo Thanh Niên

]]>
https://chinhtrivietnam.org/ong-nguyen-xuan-thanh-la-tgd-cong-ty-phuong-dong-noi-da-ban-may-xet-nghiem-covid-19-cho-nhieu-tinh.html/feed 0