Quốc tế – Chính Trị Việt Nam https://chinhtrivietnam.org Chính Trị Việt Nam Sat, 16 May 2020 04:21:43 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.14 Giới y tế Anh: Dùng máy thở Trung Quốc sản xuất “g.i.ế.t” bệnh nhân nhanh hơn https://chinhtrivietnam.org/gioi-y-te-anh-dung-may-tho-trung-quoc-san-xuat-g-i-e-t-benh-nhan-nhanh-hon.html https://chinhtrivietnam.org/gioi-y-te-anh-dung-may-tho-trung-quoc-san-xuat-g-i-e-t-benh-nhan-nhanh-hon.html#respond Fri, 01 May 2020 09:37:33 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21031 Đầu tháng Tư, các quan chức cấp cao trong nội các Anh đã tuyên bố một cách phấn khởi rằng đã mua 300 chiếc máy thở từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sau hơn một tuần, giới y tế Anh Quốc lại phát đi cảnh báo, những máy thở do Trung Quốc sản xuất này có thể khiến cho bệnh nhân “bị tổn thương nghiêm trọng, bao gồm cả dẫn tới tử vong”.

Ngày 4/4, Chính phủ Anh Quốc đã nhận được 300 chiếc máy thở vận chuyển từ Trung Quốc đến và dỡ hàng tại một căn cứ quân sự.

Sau 9 ngày, một số bác sĩ cấp cao và quản lý y tế của Anh đã đưa ra thông báo, thành phố của họ nhận được 250 máy thở, những máy thở này là mẫu Shangrila 510S (Shangrila 510S Emergency Transport Ventilator) do Công ty Cổ phần TNHH Hệ thống Y tế Nghi An Bắc Kinh ( Beijing Aeonmed) sản xuất, đây là một trong những công ty nghiên cứu sản xuất thiết bị phòng phẫu thuật, ICU hàng đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, những chiếc máy thở này có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ngày 30/4, NBC đưa tin, một bác sĩ lâu năm trong lĩnh vực gây mê và hồi sức tích cực đại diện cho thành phố Birmingham (thành phố lớn thứ 2 của Anh và cũng là một trong những khu vực dịch bệnh nghiêm trọng tại đây), và các bác sĩ lâm sàng cùng quản lý cấp cao đã viết một bức thư gửi cho quan chức cấp cao của Chính phủ Anh.

Các bác sĩ viết, hệ thống cung cấp oxy của những máy thở này có vấn đề, không cách nào rửa sạch bình thường được và không phải thiết kế theo quy cách châu Âu, sách hướng dẫn sử dụng cũng rất rối, và đây là máy thở sử dụng trên xe cứu hộ chứ không phải là máy thở sử dụng trong bệnh viện.

Trong thư nói, “Chúng tôi cho rằng nếu sử dụng những máy thở này, rất có khả năng sẽ gây tổn thương rất lớn cho người bệnh, bao gồm cả việc dẫn đến tử vong.” Đài NBC đọc được nội dung của bức thư ngày 13/4 này, trong đó nói, “Chúng tôi hy vọng ngừng sử dụng những máy thở này, thay thế thiết bị thở tốt hơn cho người bệnh nguy kịch.”

Sergeant major Andre Rose checks and prepares intensive care ventilators on April 1, 2020 at the German armed forces Bundeswehr’s supply and repair center for medical supplies in Blankenburg/Harz, eastern Germany. – The supply and repair center for medical supplies in Blankenburg is one of three centers of the Bundeswehr. Its supplies the entire force, including the Bundeswehr hospitals, with all medical equipment. (Photo by JENS SCHLUETER / AFP) (Photo by JENS SCHLUETER/AFP via Getty Images)
Các bác sĩ nói, lượng oxy được cung cấp bởi máy thở do Trung Quốc sản xuất “không ổn định và không đáng tin cậy”, chất lượng cấu tạo của nó “rất cơ bản”. Lớp vải bên ngoài của nó không cách nào rửa sạch một cách bình thường – khi chống lại virus có tính lây truyền cao, việc giặt rửa thường xuyên là điều không thể thiếu, đầu nối ống khí oxy của những máy thở này “không phù hợp với quy chuẩn châu Âu”.

Ngoài việc lo lắng về chất lượng, các bác sĩ Anh Quốc còn nói, họ không quen với những thiết bị này, không thích hợp với sử dụng trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.

Điều quan trọng nhất là những máy thở này hoàn toàn không phù hợp dùng trong bệnh viện: Theo những gì được nói trong sách hướng dẫn sử dụng, máy thở này dùng cho bệnh nhân trên xe cứu hộ chứ không phải được thiết kế dùng cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh trong bệnh viện. Các bác sĩ nói, họ buộc phải sử dụng xe đẩy của bệnh viện để làm giá đỡ tạm thời cho thiết bị này, nhằm mô phỏng theo tình huống trên xe cứu hộ.

Trong thư điện tử gửi cho NBC, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh Quốc (cơ quan phụ trách giám sát Dịch vụ y tế quốc gia và mua máy thở từ nước ngoài) cho biết, họ đã biết những phản hồi này của các bác sĩ, và đã đề xuất vấn đề với nhà sản xuất Trung Quốc.

Cơ quan này từ chối trả lời một số vấn đề chi tiết được nhắc đến trong thư, bao gồm đã mua tổng cộng bao nhiêu mẫu máy thở này, vì sao lại chọn mẫu này, và liệu có trưng cầu ý kiến của các bác sĩ ở tuyến đầu trước khi mua hay không, v.v. Tuy nhiên, cơ quan này nói, hiện những máy này chưa được đưa vào sử dụng.

Sản phẩm Trung Quốc chất lượng kém, toàn cầu trả hàng

Đài NBC phân tích, trường hợp của Anh không phải là trường hợp cá biệt, cùng với sự lây lan toàn cầu của virus Trung Cộng (virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán), những hàng hóa mua sắm từ Trung Quốc cũng khiến cho nhiều quốc gia đau đầu.

Từ tháng Ba đến nay, nhiều quốc gia phải mua nhiều thiết bị y tế từ nước ngoài để bù đắp thiếu hụt vật tư trong nước, và những thiết bị này phần lớn đều đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít thiết bị xuất hiện vấn đề về chất lượng hoặc không thích hợp sử dụng.

Vào tháng Ba, Cộng hòa Séc đã phát hiện kit thử nhanh nhập từ Trung Quốc có tỷ lệ thất bại tới 80%.

Cuối tháng Ba, sau khi Bộ Y tế Hà Lan phát hiện 600.000 khẩu trang mua từ Trung Quốc không phù hợp tiêu chuẩn, Hà Lan đã buộc phải thu hồi lại những khẩu trang đã phân phát. Bỉ cũng đã nhập 3 triệu khẩu trang loại FFP2 từ Trung Quốc và phát hiện chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Hồi đầu tháng này, cơ quan cung cấp y tế khẩn cấp Phần Lan đã bỏ ra hàng triệu Euro để mua khẩu trang từ Trung Quốc, kết quả phát hiện không đạt tiêu chuẩn, người phụ trách đã buộc phải từ chức.

Không chỉ khẩu trang có vấn đề. Chính phủ Tây Ban Nha cho biết, họ buộc phải triệu hồi và trả hàng 500.000 bộ xét nghiệm virus mua từ Trung Quốc, bởi vì tỷ lệ chính xác của nó chỉ có 30%.

Anh Quốc mua 3,5 triệu bộ xét nghiệm sản xuất tại Trung Quốc, nhưng sau đó phát hiện không có hiệu quả, không thể sử dụng rộng rãi. Chính phủ Anh Quốc cho biết đang đặt vấn đề trả hàng với nhà cung cấp.

Tồi tệ hơn nữa là việc Trường Đại học Y Washington đã chi 125.000 USD để mua bộ xét nghiệm, sau đó phát hiện một số trong đó còn bị nhiễm virus corona mới, bắt buộc phải khẩn cấp tuyên bố đình chỉ sử dụng.

Gần đây, tại Nhật còn xuất hiện khẩu trang Trung Quốc đội lốt ‘made in Taiwan’. Lượng lớn khẩu trang này được bán trên thị trường có chất lượng thấp, chỉ có tác dụng chặn phấn hoa và bụi.

Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) hôm thứ Hai (27/4) nói rằng họ sẽ trả lại khoảng 500.000 bộ kit xét nghiệm nhanh kháng thể COVID-19 nhập từ hai công ty Trung Quốc do chất lượng kém.

Trí thức VN

]]>
https://chinhtrivietnam.org/gioi-y-te-anh-dung-may-tho-trung-quoc-san-xuat-g-i-e-t-benh-nhan-nhanh-hon.html/feed 0
Trung Quốc có thể phải đền bù cho Hoa Kỳ hàng tỷ USD vì virus Corona Vũ Hán https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-co-the-phai-den-bu-cho-hoa-ky-hang-ty-usd-vi-virus-corona-vu-han.html https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-co-the-phai-den-bu-cho-hoa-ky-hang-ty-usd-vi-virus-corona-vu-han.html#respond Fri, 01 May 2020 03:51:24 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=21003 Ngày 27/4, Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ đang điều tra cách thức Trung Quốc xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), và có thể yêu cầu chính quyền Bắc Kinh đền bù hàng trăm tỷ USD cho những thiệt hại của Hoa Kỳ trong đại dịch này.

Trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết: “Có rất nhiều biện pháp để bạn khiến họ [Trung Quốc] phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi đang thực hiện các cuộc điều tra rất nghiêm ngặt… Và chúng tôi thật sự không hài lòng với Trung Quốc”.

Ông cũng nói thêm: “Chúng tôi không hài lòng với toàn bộ tình huống này bởi vì chúng tôi tin rằng nó có thể đã được ngăn chặn ngay tại nơi khởi nguồn, nó đã có thể bị dừng lại nhanh chóng, và đã không thể lan rộng ra khắp thế giới”.

Vấn đề yêu cầu bồi thường từ Trung Quốc đã được đưa ra khi Tổng thống Trump được một phóng viên hỏi về một bài xã luận của Bild – một tờ báo nổi tiếng của Đức. Trước đó, tờ báo này đã đăng tải một bài viết yêu cầu Trung Quốc phải thanh toán một hóa đơn trị giá 130 tỷ bảng Anh (khoảng 163 tỷ USD, tương đương 3,8 triệu tỷ VNĐ) cho những tổn thất mà Đức phải hứng chịu vì đại dịch.

“Chúng ta có thể làm điều gì đó dễ dàng hơn thế nhiều”, ông Trump trả lời.

Bài xã luận đã đăng tải một hóa đơn liệt kê những thiệt hại của Đức, trong đó bao gồm 26 tỷ đô la doanh thu du lịch bị mất từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2020.

Tổng thống Trump đã nói: “Nước Đức đang xem xét mọi vấn đề và chúng ta đang xem xét mọi vấn đề. Và số tiền chúng ta nói đến cao hơn rất nhiều so với con số mà nước Đức nói đến”.

Tổng thống Trump nói rằng số tiền cuối cùng vẫn chưa được xác định, nhưng sẽ là một con số rất đáng kể.

“Đây là thiệt hại đối với Hoa Kỳ, nhưng cũng là thiệt hại cho thế giới”, ông Trump bổ sung.

Trung Quốc ban đầu che giấu sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, bao gồm việc ‘bịt miệng’ tám vị bác sĩ đã đăng tải thông tin cảnh báo lên mạng xã hội Trung Quốc về một dạng viêm phổi mới vào cuối tháng 12/2019.

Đầu tháng 1, một quan chức Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đã nói với một công ty chuyên về chuỗi gen dừng việc kiểm tra các mẫu xét nghiệm virus Corona Vũ Hán và tiêu hủy tất cả các mẫu hiện có.

Cũng trong ngày 27/4, hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã chỉ ra sự che giấu virus của Trung Quốc, sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Úc đe dọa trả đũa kinh tế khi Úc kêu gọi các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ điều tra về nguồn gốc và sự lây lan của virus.

Nghị sĩ Marsha Blackburn đã tweet: “Chính quyền TQ đang cố gắng trong vô vọng. Họ đang cố gắng hết sức để che giấu vai trò của mình trong việc lan truyền virus corona”.

Nghị sĩ Todd Young đã viết trong một tweet: “Nếu TQ không có gì để che giấu, tại sao lại phải đe dọa như vậy?”.

Trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Hoa Kỳ “tin tưởng tuyệt đối” rằng TQ đã không báo cáo tình hình dịch bệnh bùng phát kịp thời cho WHO.

Ông Pompeo nói: “Chính quyền này đã không báo cáo về việc lây nhiễm từ người sang người trong một tháng, cho đến khi nó xảy ra ở mọi tỉnh thuộc Trung Quốc”.

Các quan chức y tế Đài Loan đã lên tiếng cảnh báo WHO về nguy cơ lây nhiễm virus Corona Vũ Hán từ người sang người hồi cuối tháng 12/2020.

Ban đầu, WHO đã lặp lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng “không có bằng chứng rõ ràng nào về việc lây nhiễm từ người sang người” của chủng virus corona mới vào ngày 14/1. Bắc Kinh đã không thừa nhận khả năng truyền nhiễm của virus Corona Vũ Hán cho đến ngày 20/1.

Hiện tại có các vụ kiện tập thể ở Hoa Kỳ, Ý và Nigeria chống lại chính quyền Bắc Kinh vì đã để cho virus này lây lan toàn cầu.

Trong khi đó, Tổng Chưởng lý của 2 bang Missouri và Mississippi cũng đã đệ đơn kiện Bắc Kinh về việc che giấu virus này.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-co-the-phai-den-bu-cho-hoa-ky-hang-ty-usd-vi-virus-corona-vu-han.html/feed 0
Liên minh tình báo 5 nước Mỹ và phương Tây tập trung điều tra nhà khoa học Vũ Hán về nguồn gốc virus Corona https://chinhtrivietnam.org/hang-loat-co-quan-tinh-bao-phuong-tay-tap-trung-dieu-tra-nha-khoa-hoc-vu-han-ve-nguon-goc-virus-corona.html https://chinhtrivietnam.org/hang-loat-co-quan-tinh-bao-phuong-tay-tap-trung-dieu-tra-nha-khoa-hoc-vu-han-ve-nguon-goc-virus-corona.html#respond Wed, 29 Apr 2020 10:05:51 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20964 Các cơ quan tình báo phương Tây đang rà soát về công việc của 2 nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Virus học Vũ Hán, Tiến sĩ Peng Zhou và “người phụ nữ dơi” Shi Zhengli, như một phần của cuộc điều tra quốc tế chung về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán (COVID-19), theo Daily Telegraph.

Theo Daily Telegraph, các cơ quan tình báo Five Eyes của Úc, Canada, New Zealand, Anh và Hoa Kỳ, đang điều tra kỹ lưỡng về công việc của ông Peng Zhou, để kiểm tra xem COVID-19 có nguồn gốc từ khu chợ ẩm ướt hay có nguồn gốc tự nhiên và được phát tán từ phòng thí nghiệm cấp 4 ở Vũ Hán, nơi đang nghiên cứu về virus corona ở dơi.

Theo Zerohedge, ông Zhou, người đứng đầu Nhóm Miễn dịch và Truyền nhiễm virus Dơi, đã tìm cách thuê 2 nghiên cứu sinh vào tháng 11 năm ngoái và giao nhiệm vụ cho họ sử dụng dơi “để nghiên cứu cơ chế phân tử cho phép các virus corona liên quan đến Ebola và SARS ngừng hoạt động trong một thời gian dài mà không gây bệnh”.

Một thông cáo báo chí từ phòng thí nghiệm của ông có tiêu đề: “Làm thế nào dơi mang virus mà không bị bệnh”.

Telegraph tiết lộ rằng ông Zhou – người đứng đầu Dự án Miễn dịch và Truyền nhiễm virus Dơi tại Viện Virus học Vũ Hán – đã dành 3 năm, từ năm 2011 đến 2014, tại Phòng thí nghiệm Thú y Úc, nơi ông được Trung Quốc gửi đến hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.

Trong thời gian này, ông Zhou đã thu xếp cho những con dơi hoang dã được vận chuyển bằng đường hàng không từ Queensland đến Phòng thí nghiệm Thú y Úc ở Victoria, nơi chúng được giải phẫu để phân tích và nghiên cứu các loại virus chết người.

Công trình của ông được Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) và Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc đồng tài trợ.

Nghiên cứu của ông Zhou đã kiểm tra miễn dịch dơi và vai trò của interferon – một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm hiểu về việc làm thế nào “dơi là vật trung gian chứa các loại virus mới nổi, bao gồm nhiều loại gây bệnh cho người và các động vật có vú khác” và “nhiều bệnh trong số đó gây ra tổn thương và tử vong đáng kể”.

Tình báo phương Tây cũng đang điều tra về công việc của “người phụ nữ dơi” Shi Zhengli, một đồng nghiệp của ông Zhou và là Giám đốc của Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Mới nổi tại Viện Virus học Vũ Hán.

Theo Zerohedge, bà Zhengli là đồng tác giả của một bài báo gây tranh cãi vào năm 2015, trong đó mô tả việc tạo ra một loại virus mới bằng cách kết hợp một loại virus corona được tìm thấy ở dơi móng ngựa Trung Quốc với một loại virus khác gây ra hội chứng hô hấp cấp tính ở chuột – giống như SARS ở người. Nghiên cứu này đã gây ra một cuộc tranh luận lớn vào thời điểm đó về việc liệu các biến thể của phòng thí nghiệm có khả năng gây đại dịch hay không.

Theo một bài báo của Nature vào năm 2015, các phát hiện củng cố những nghi ngờ rằng virus corona ở dơi có khả năng lây nhiễm trực tiếp sang con người (thay vì trước tiên cần tiến hóa ở vật chủ trung gian).

Bà Zhengli cũng từng dành thời gian ở Úc với tư cách là một nhà khoa học làm việc ngắn hạn trong 3 tháng, từ ngày 22/2 đến ngày 21/5/2006. Bà làm việc tại Phòng thí nghiệm Sức khỏe Động vật cấp cao nhất của CSIRO.

Theo Telegraph, bà Zhengli đã sử dụng các mẫu phân của dơi móng ngựa để xác định rằng chúng là vật chủ tự nhiên của virus corona giống SARS.

Trong khi đó, tờ Wall Street Journal đưa tin hồi đầu tháng này rằng các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đã thu thập dơi trong một hang động ở Vân Nam mà mang COVID-19.

Điều đáng lo ngại nữa là dưới thời Tổng thống Barack Obama, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã gửi 1 khoản tài trợ trị giá 3,7 triệu USD cho Viện Virus học Vũ Hán để viện này thực hiện các loại thí nghiệm cấp cao với các chủng virus corona nói chung và thử nghiệm các loại virus này trên động vật.

Vào giữa tháng 4, Washington Post đã báo cáo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhận được 2 bức điện tín từ các quan chức Đại sứ quán Hoa Kỳ vào năm 2018 cảnh báo về an toàn lỏng lẻo tại Viện Virus học Vũ Hán, nơi đang tiến hành các nghiên cứu rủi ro về virus corona ở dơi.

Theo Telegraph, tiết lộ này được đưa ra khi các chính trị gia Úc đang tăng áp lực buộc Trung Quốc hợp tác với cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán.

Ông Andrew Hastie, Chủ tịch Ủy ban Liên hợp Quốc hội về Tình báo và An ninh cho biết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm về virus bắt đầu lây truyền bên trong biên giới của họ và làm việc với phần còn lại của thế giới để ngăn chặn sự việc này xảy ra lần nữa. Chúng tôi đơn giản chỉ yêu cầu sự minh bạch và hợp tác của họ”.

Quan điểm chính thức của Úc là COVID-19 có khả năng bắt nguồn từ khu chợ ẩm ướt Vũ Hán, tuy nhiên hiện tại họ đang xem xét liệu virus này có thoát khỏi Viện Virus học Vũ Hán hay không – một lý thuyết mà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tán thành vào tuần trước khi ông nói Fox News: “Chúng tôi biết nó đã bắt đầu [lây truyền] tại một [phòng thí nghiệm], nhưng chúng tôi cần phải tìm ra điều này”.

Vào hôm thứ Sáu (17/4), Fox News đưa tin rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành “điều tra toàn diện” về sự bùng phát COVID-19 vào thời điểm ban đầu và khả năng virus bị phát tán từ phòng thí nghiệm, đặc biệt là Viện Virus học Vũ Hán. Cuộc điều tra dự kiến sẽ kết thúc sớm, và kết luận của nó sẽ được trình bày trước Tổng thống Trump để chính quyền Hoa Kỳ có thể hình dung được sự thật về vai trò Trung Quốc trong đại dịch toàn cầu.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/hang-loat-co-quan-tinh-bao-phuong-tay-tap-trung-dieu-tra-nha-khoa-hoc-vu-han-ve-nguon-goc-virus-corona.html/feed 0
Đại sứ TQ chửi công dân ở nước ngòai về nước tránh dịch là “thật đáng kinh tởm”, “vô đạo đức” https://chinhtrivietnam.org/dai-su-tq-chui-cong-dan-o-nuoc-ngoai-ve-nuoc-tranh-dich-la-that-dang-kinh-tom-vo-dao-duc.html https://chinhtrivietnam.org/dai-su-tq-chui-cong-dan-o-nuoc-ngoai-ve-nuoc-tranh-dich-la-that-dang-kinh-tom-vo-dao-duc.html#respond Tue, 28 Apr 2020 11:48:53 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20922 Ngày 17/4, đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy khi giao lưu trực tuyến với đại diện lưu học sinh và các thương nhân Trung Quốc ở Nga thông qua đài CCTV đã kịch liệt chỉ trích những người tự bỏ về nước. Ý kiến của ông Trương đã gây rúng động dư luận.

Đại sứ Trương Hán Huy
Theo trang Deutsche Welle, vị đại sứ Trung Quốc tại Nga này chỉ trích một số người Trung Quốc đã “sấm quan” (xông qua cửa khẩu) trở về nước, thực tế là mang virus về”, “Điều này phải bị lên án về mặt đạo đức”. Ông còn nói: “Hiện giờ dịch bệnh ở Nga không chỉ hỗn loạn, mà còn nguy hiểm”. Theo ông Trương Hán Huy, phán đoán của Nga về tình hình dịch bệnh không thật chính xác, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch trên chặt dưới lỏng, việc xét nghiệm virus chưa đạt đến quy mô cần có. Nhận thức của người dân về phòng dịch bệnh rất yếu, ông phán đoán đỉnh dịch có khả năng xảy ra vào tháng 5.

Tiếp đó, Trương Hán Huy quay sang chĩa mũi dùi vào người Trung Quốc trở về từ Nga để tránh dịch bệnh. Ông nói: “Một số người Trung Quốc thông qua một số con đường để “sấm quan” trở về nước và gây ra việc nhập khẩu virus. Điều này phải bị lên án về mặt đạo đức. Nhưng để trốn tránh trách nhiệm, họ lại nói dối ‘Nga không cho chúng tôi ở lại’, ‘Không có cách nào để sống’, ‘Chúng tôi thực sự không còn cách nào khác, chúng tôi đã bị đuổi về’. Cách tiếp cận này thực sự đáng kinh tởm! Họ ăn cơm hợp tác Trung-Nga nhưng đập tan quan hệ Trung-Nga. Đó là những kẻ vô đạo đức”.

Những lời lẽ ông Trương Hán Huy sử dụng để chỉ trích nặng nề những “người Trung Quốc cá biệt” đã từ Nga “sấm quan” về nước, họ bị lên án về mặt đạo đức như: “thật đáng kinh tởm”, “không có chút đạo đức”, “những người mắc kẹt ở Viễn Đông phải cách ly tại chỗ, đồng thời chuẩn bị sống đến khi đại dịch kết thúc” được đăng tải khiến dư luận rúng động.

Nhiều người tranh luận rằng nhà chức trách có nghĩa vụ chăm lo cho công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài, còn nhiều người khác nói rằng công dân Trung Quốc có quyền hợp pháp được trở về nhà theo mong muốn. “Tại sao chúng ta phải xây dựng một nhà nước? Tất nhiên để bảo vệ công dân, nếu không thì cần nhà nước làm gì?”, “Nếu có xảy ra dịch bệnh ở nước ngoài và người Trung Quốc ở đó muốn trở về nước, thì có vấn đề gì mà không được? Dù với bất cứ lý do gì thì họ đều có thể được về. Tất cả họ đều có thể quay về! Tổ quốc nên mở rộng cánh cửa đón họ vô điều kiện! Phải mở cửa cho công dân của mình! … Sau khi về nước họ có thể bị cách ly trong 14 ngày, nếu măc bệnh phải được điều trị; nhưng trước hết, phải cho phép họ trở về! Trong xã hội hiện đại, một quốc gia không cho phép công dân của mình trở về thực sự là một trò cười trong thiên hạ. Chỉ kẻ ngu xuẩn mới nói ra những lời như vậy!”.

Trong cuộc giao lưu trực tiếp với đại biểu lưu học sinh và thương gia người Hoa ngày 17/4, Trương Hán Huy nói rằng, trước khi dịch bệnh kết thúc, cổng dành cho khách du lịch tại các cửa khẩu đường bộ Trung-Nga sẽ không được mở. Người dân Trung Quốc ở Nga nên từ bỏ “tâm lý cầu xin” và cần nhận rõ là không thể trở về Trung Quốc.

Các cư dân mạng phẫn nộ: “Một nước lớn có trách nhiệm trước hết phải có trách nhiệm với công dân của mình, sau đó hãy nói về cộng đồng vận mệnh của nhân loại!”; “Đóng cửa khẩu quốc gia, để công dân không thể trở về nước, bất kể ở cấp độ pháp lý hay cấp độ đạo đức, thực sự đều không thể biện minh. Là đại sứ mà nói ra được những điều này, thì ngay đến người nước ngoài cũng coi thường. Những lời nói và hành động của nhà ngoại giao có liên quan đến hình ảnh của đất nước đó!”.

Người dân Trung Quốc tại Nga trốn về nước bằng đường bộ

Ngay dưới bình luận, nhiều tài khoản cũng lên tiếng so sánh nói rằng chính quyền Trung Quốc tồi tệ vì đã để người dân trong cảnh hoảng sợ nơi xứ người. Đồng thời những tài khoản này cũng đưa Việt Nam làm ví dụ cho việc thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc khi Việt Nam liên tục tổ chức những chuyến bay vào tâm dịch như Vũ Hán, Ý, Anh… đưa công dân về Việt Nam tránh dịch, còn được Chính phủ Việt Nam cho cách ly miễn phí, chi phí khám chữa bệnh được nhà nước chi trả hoàn toàn đã nhận không ít bình luận ghen tị từ người dân Trung Quốc.

Nghĩa cử đón đồng bào về nước của Việt Nam được người dân Trung Quốc khen ngợi và tỏ ra ghen tị

“Đây mới thực sự là tình người, tình đoàn kết dân tộc”, trích một bình luận của tài khoản Xian Dan bên dưới bài viết của SCMP.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/dai-su-tq-chui-cong-dan-o-nuoc-ngoai-ve-nuoc-tranh-dich-la-that-dang-kinh-tom-vo-dao-duc.html/feed 0
Chuyên gia phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán trốn sang nước ngoài, sự thật nguồn gốc virus sẽ được tiết lộ? https://chinhtrivietnam.org/chuyen-gia-phong-thi-nghiem-p4-vu-han-tron-sang-nuoc-ngoai-su-that-nguon-goc-virus-se-duoc-tiet-lo.html https://chinhtrivietnam.org/chuyen-gia-phong-thi-nghiem-p4-vu-han-tron-sang-nuoc-ngoai-su-that-nguon-goc-virus-se-duoc-tiet-lo.html#respond Tue, 28 Apr 2020 09:13:26 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20913 Do Bắc Kinh che giấu tình hình bùng phát dịch bệnh, khiến hơn 200 quốc gia bị lây nhiễm, trở thành thảm họa nhân loại lớn nhất kể từ Thế chiến II. Các nước nghi ngờ virus Corona Vũ Hán là nhân tạo, hơn nữa còn đến từ Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán. Ngày 24/4, cựu Chiến lược gia Nhà trắng, cố vấn cao cấp của tổng thống Donald Trump, ông Steve Banon tiết lộ rằng có một nhân viên nghiên cứu cao cấp của phòng thí nghiệm này đã trốn sang nước ngoài, dự kiến trong vài ngày tới sẽ tiết lộ sự thật về Virus Corona Vũ Hán.

Ngày 24/4, trong chương trình Situation Room của Đài TVBS, ông Steve Banon đã tiết lộ rằng: Có thể trong vài ngày tới sẽ có một nhân chứng quan trọng tiết lộ một số nội tình mà người này biết rõ, liên quan tới Viện nghiên cứu virus Vũ Hán (Phòng thí nghiệm P4).

Ông nói: “Chúng tôi biết rằng việc virus đến từ Phòng thí nghiệm Vũ Hán đã được nói tới từ rất lâu rồi, số người có nhận định như vậy không ít. Hiện tại có người biết được tình hình nội bộ phòng thí nghiệm xuất hiện, tin rằng rất nhiều người có hứng thú với việc này. Hiện tại đang chờ đợi thời điểm nhân viên nghiên cứu có liên quan đó công bố với mọi người”.

Ngày 24/04, ông Banon nói trong chương trình Situation Room rằng: Một chuyên gia nghiên cứu cao cấp Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đã trốn sang nước ngoài, dự kiến trong vài ngày tới sẽ tiết lộ sự thật về virus Corona Vũ Hán. (Sean Gallup/Getty Images)

Những ngày gần đây, các quốc gia trên thế giới đang liên tiếp tố cáo chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh, xử lý chậm trễ, dẫn tới đại dịch toàn cầu gây tổn thất vô cùng lớn. Ngày 22/4, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Mike Pompeo trả lời phỏng vấn về vấn đề liên quan đến truy cứu trách nhiệm, trong đó có nói tới việc Trung Quốc giấu giếm sự thật về “virus lây truyền từ người sang người” vào thời kỳ đầu bùng phát, đồng thời cho tiêu hủy bản mẫu của virus viêm phổi chủng mới.

Các quốc gia đều đang nỗ lực tìm ra nguồn gốc thực sự của virus viêm phổi chủng mới, rất nhiều chuyên gia đều cho rằng đây là virus nhân tạo, hơn nữa rất có khả năng đến từ Viện nghiên cứu virus Vũ Hán. Dù chính quyền Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc về việc “phát tán virus”, nhưng gần đây, có người thuộc Phòng họp bí mật dưới lòng đất của Anh (COBRA) chỉ ra rằng: Quan chức Anh đã nhận được mật báo của Bộ An ninh, căn cứ vào việc virus Corona Vũ Hán có tính chất “bệnh truyền nhiễm của cả người lẫn động vật”, cùng với việc Vũ Hán có phòng thí nghiệm P4, đều không phải là ngẫu nhiên, không thể xem nhẹ khả năng này.

Vậy Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán có phải là nơi phát tán virus viêm phổi chủng mới không?

Marlowe, biên tập viên tờ The Daily Telegraph của Úc cho rằng: “Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy virus (Corona Vũ Hán)có thể rò rỉ từ Phòng thí nghiệm Vũ Hán. Các điện văn ngoại giao thể hiện rõ sự lo lắng của Quốc vụ viện Mỹ, rằng Phòng thí nghiệm Vũ Hán không hề tuân thủ đúng các trình tự với tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, nên có thể xảy ra việc đánh mất cái gì đó”.

Những ngày gần đây, truyền thông tại Pháp đưa tin: Ban đầu Pháp và Trung Quốc hợp tác tại Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, sau đó phía Pháp dần bị ép buộc phải rút lui khỏi quan hệ hợp tác này.

Bài báo điều tra của tờ Le Figaro (Pháp) cho thấy: TQ giấu giếm nguồn gốc của virus, quy mô và số liệu về virus, chỉ trích nước này từng tồn tại nhiều ‘vùng xám’ (vấn đề không có giải pháp và quy tắc rõ ràng), tháng 12 năm ngoái sau khi xuất hiện virus viêm phổi chủng mới ở Vũ Hán, Bắc Kinh một mực không công bố sự thật.

Theo bài báo trên, đầu tháng 2 năm nay, chuyên gia vũ khí sinh học phòng ngự hàng đầu Trung Quốc, Thiếu tướng Trần Vi (Chen Wei) đã tiếp quản Phòng thí nghiệm virus P4 Vũ Hán. Ngày 14/02, Chủ tịch Tập Cận Bình trong khi chủ trì khai mạc Hội nghị cải cách sâu rộng toàn diện Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã nói rõ: “Cần đưa an toàn sinh vật vào hệ thống an ninh quốc gia, mau chóng thúc đẩy luật pháp về an toàn sinh vật”. Bài phát biểu này càng làm ngoại giới thêm tin tưởng vào suy đoán “Phòng thí nghiệm Vũ Hán đã phát tán virus viêm phổi chủng mới”.

Nguồn: Hoàng Hoa

]]>
https://chinhtrivietnam.org/chuyen-gia-phong-thi-nghiem-p4-vu-han-tron-sang-nuoc-ngoai-su-that-nguon-goc-virus-se-duoc-tiet-lo.html/feed 0
Bill Gates ca ngợi Trung Quốc và chê Mỹ trong việc ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán https://chinhtrivietnam.org/bill-gates-ca-ngoi-trung-quoc-va-che-my-trong-viec-ung-pho-voi-dich-viem-phoi-vu-han.html https://chinhtrivietnam.org/bill-gates-ca-ngoi-trung-quoc-va-che-my-trong-viec-ung-pho-voi-dich-viem-phoi-vu-han.html#respond Tue, 28 Apr 2020 02:58:53 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20892 Tỷ phú Bill Gates đã chê bai Hoa Kỳ trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm Chủ nhật (26/4) đã ca ngợi Trung Quốc “đã làm rất nhiều điều đúng đắn ngay từ đầu” khi virus corona khởi nguồn từ Vũ Hán, Daily Caller đưa tin.

Người dẫn chương trình Fareed Zakaria của đài CNN hỏi Bill Gates: “Ông sẽ trả lời như thế nào về việc có cáo buộc rằng người Trung Quốc che đậy chuyện này, về cơ bản họ đã lừa dối phần còn lại của thế giới, và kết quả là họ phải chịu trách nhiệm cho việc này?”

“Vâng, tôi không nghĩ là chúng ta nói về điều đó vào lúc này vì nó không ảnh hưởng đến cách chúng ta hành động ngày hôm nay. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã làm rất nhiều việc đúng đắn. Giống như bất kỳ quốc gia nào có virus xuất hiện lần đầu, họ có thể nhìn lại và xem họ đã bỏ sót điều gì”, ông Bill Gates trả lời.

Thực tế là TQ đã lừa dối khi nói rằng virus corona đến từ Quân đội Hoa Kỳ. TQ đã cố gắng che đậy nó bằng cách bịt miệng các bác sĩ và nhà báo khi những người này muốn cảnh báo cho thế giới. TQ cũng nói với thế giới rằng không có bằng chứng nào về việc virus corona có thể truyền từ người sang người khi họ biết thực tế là nó có thể. Chính quyền này cũng cố ý lừa dối về sự nghiêm trọng của vụ dịch và báo cáo thấp hơn nhiều các ca nhiễm cũng như ca tử vong và hiện chính quyền Trung Quốc được cho là vẫn giữ kín những thông tin quan trọng về vụ dịch.

Sự không trung thực của chính quyền Trung Quốc đã trở nên trơ trẽn đến mức các đồng minh của chính họ đã chỉ trích họ.

Tuy vậy, Bill Gates có cách nhìn khác về chính quyền Trung Quốc. “Một số quốc gia đã phản ứng rất nhanh và thực hiện việc xét nghiệm và họ đã tránh được ảnh hưởng đến kinh tế một cách đáng kinh ngạc, và thật đáng buồn là ngay cả Hoa Kỳ, nơi mà bạn kỳ vọng là họ làm tốt, thì lại thực hiện điều đó một cách đặc biệt kém”, ông Gates tuyên bố.

Khi có những chỉ trích về Trung Quốc, ông Bill Gates nói rằng: “Đó là điều gây lạc hướng”.

Nhận xét của Bill Gates, ngay lập tức được đội ngũ dư luận viên và cán bộ tuyên giáo của chính quyền Trung Quốc chộp lấy và đẩy mạnh tuyên truyền.

Minh Dũng

]]>
https://chinhtrivietnam.org/bill-gates-ca-ngoi-trung-quoc-va-che-my-trong-viec-ung-pho-voi-dich-viem-phoi-vu-han.html/feed 0
Tài liệu nội bộ tiết lộ TQ đã biết về virus từ lâu trước khi công khai https://chinhtrivietnam.org/tai-lieu-noi-bo-tiet-lo-tq-da-biet-ve-virus-tu-lau-truoc-khi-cong-khai.html https://chinhtrivietnam.org/tai-lieu-noi-bo-tiet-lo-tq-da-biet-ve-virus-tu-lau-truoc-khi-cong-khai.html#respond Mon, 27 Apr 2020 12:04:37 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20877 Tại sao thế giới biết rất ít về virus cho đến khi quá muộn? Một tài liệu nội bộ mà chính quyền Trung Quốc ban hành, được biết với tên Tài liệu Số 3 dường như là lời giải thích.

TÀI LIỆU SỐ 3, NHIỀU NGƯỜI XEM ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG LÝ DO CHÍNH, KHIẾN THẾ GIỚI KHÔNG ĐƯỢC CẢNH BÁO VỀ VIRUS CORONA. HIỆN TẠI, LẦN ĐẦU TIÊN, TOÀN BỘ BẢN TÀI LIỆU NỘI BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC NÀY ĐƯỢC CÔNG KHAI.

Virus corona, là mối đe dọa chưa từng thấy. Vậy nên việc tiếp cận thông tin về chủng virus này rất quan trọng đối với giới khoa học và chuyên gia y tế toàn cầu.

Việc này đặc biệt cần thiết để phát triển bộ xét nghiệm, phương thức điều trị, và vắc-xin cứu người.

Nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, dữ liệu loại này rất hiếm. Dịch bệnh đã phát triển thành đại dịch toàn cầu, và đã giết chết trên 100 ngàn người bên ngoài Trung Quốc.

Dịch bệnh đã phát triển ở Trung Quốc trong vài tháng, trước khi nó càn quét các quốc gia khác.

Vậy, vì sao dữ liệu dịch bệnh rất hạn chế?

Một tài liệu mà chính quyền Trung Quốc công bố dường như là lời giải.

Hãng truyền thông Journalist, phiên bản tiếng Đài có tên Tân Tân Văn (新新聞) có được bản tài liệu này vào hôm thứ Tư.

Một phần tài liệu cũng được trích dẫn trong một bài báo xôn xao dư luận của hãng tin Trung Quốc Caixin, cũng như một trang web do chính quyền địa phương nước này vận hành. Nhưng không ai thực sự biết về bộ tài liệu này.

Nội dung của nó tiết lộ tại sao thế giới biết rất ít về chủng virus này khi đã quá muộn.

Tài liệu được gửi tới quan chức y tế địa phương vào ngày 3/1.

Tài liệu chỉ định:

“Các tổ chức hoặc cá nhân vừa có được các mẫu sinh học virus từ các tổ chức sức khỏe và y tế có liên quan, phải lập tức tiêu hủy mẫu bệnh phẩm, hoặc gửi chúng tới một kho lưu trữ do nhà nước chỉ định”.

Tài liệu còn yêu cầu: “Nếu không có sự cho phép, không ai được cung cấp các mẫu sinh học hay thông tin liên quan về mẫu bệnh phẩm cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.”

Cuối cùng là yêu cầu:

“Trong thời gian kiểm soát dịch bệnh, không tổ chức hay cá nhân nào được đăng bất cứ thông tin gì ra bên ngoài về kết quả xét nghiệm mầm bệnh cũng như bất kỳ kết quả xét nghiệm liên quan tới virus. Các bài báo nghiên cứu hay kết quả liên quan cần được cơ quan chính quyền phê duyệt trước khi công bố”.

Có bao nhiêu thông tin vượt khỏi vòng kiểm soát của chỉ lệnh này?

Đó là lý do mà mặc dù có được trình tự gen virus từ ngày 27/12, nhưng mãi đến ngày 11/1, mới có phòng thí nghiệm Trung Quốc chia sẻ thông tin với thế giới.

Theo hãng Tin tức Bắc Kinh, một phòng thí nghiệm Thượng Hải ((tại Trung tâm Y tế Cộng đồng Thượng Hải)) đã có được trình tự gen virus vào ngày 5/1. Họ đã báo cáo kết quả cho Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, và đề nghị thực hiện các “biện pháp kiểm soát và phòng ngừa” ở nơi công cộng.

Sau đó, một chuyên gia ở cơ sở thí nghiệm này đã tiết lộ cho truyền thông rằng những phát hiện này hết sức nghiêm trọng. Họ mô tả toàn bộ quá trình là “kinh tâm, động phách”.

Giới quan chức cấp cao Trung Quốc đã không phản hồi, cũng như không thực hiện bất kỳ biện pháp nào. Nên Phòng thí nghiệm Thượng Hải không thể làm gì, chỉ còn cách chia sẻ trình tự gen lên các trang web virus học ở nước ngoài vào ngày 11/1. Và khi chính quyền Trung Quốc yêu cầu không được đăng bất kỳ không tin gì về virus, thì họ đã hiểu.

Sau đó vào ngày 12/1, chính quyền đã cho đóng cửa phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm đã 4 lần nộp đơn xin mở lại, nhưng vẫn không được hồi đáp.

Liệu chính quyền Trung Quốc có hiểu rõ mối nguy hiểm do virus gây ra hay không, khi họ ban hành Tài liệu Số 3 để cấm đoán việc truyền rộng thông tin.

Cả trước và sau ngày 20/1, khi Trung Quốc thừa nhận có sự lây truyền từ người sang người, chính quyền đã lặp đi lặp lại với các kênh truyền thông rằng virus này “có thể kiểm soát và phòng ngừa”.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/tai-lieu-noi-bo-tiet-lo-tq-da-biet-ve-virus-tu-lau-truoc-khi-cong-khai.html/feed 0
Trung Quốc phái xe bọc thép và xe tăng dài hàng km tới biên giới Trung-Triều phòng chính biến? https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-phai-xe-boc-thep-va-xe-tang-dai-hang-km-toi-bien-gioi-trung-trieu-phong-chinh-bien.html https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-phai-xe-boc-thep-va-xe-tang-dai-hang-km-toi-bien-gioi-trung-trieu-phong-chinh-bien.html#respond Mon, 27 Apr 2020 11:52:07 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20874 Vào ngày 26/4, một video được cư dân mạng chia sẻ cho thấy trên đường cao tốc từ Thẩm Dương đến Đan Đông, các xe bọc thép và xe tăng lớn đã được điều tới, từng chiếc một nối nhau kéo dài vài km, trong đó có cả một sàn tàu để xe tăng lên bờ. Trong video thấy có 7 – 8 loại xe tăng và xe bọc thép khác nhau.

Trên đường có rất ít các phương tiện giao thông khác, và dọc đường không có người đi bộ nào; nhưng lại có những chiếc xe chở binh lính và tên lửa đi ngang qua. Nhiều người e ngại rằng, biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã thực sự bước vào tình trạng khẩn cấp!

Theo những người trong cuộc tiết lộ, vì tính mạng của Kim Jong Un đang gặp nguy hiểm hoặc có thể trở thành người thực vật, chính quyền Trung Quốc đã khẩn trương phái 300.000 binh sĩ của quân đoàn 78 tập trung tại sông Áp Lục để ứng phó với tình huống có thể phát sinh đột biến ở Triều Tiên.

Ngày 24/4, Cục Đường sắt Thẩm Dương đã thông báo dừng các chuyến tàu từ các thành phố phía Bắc đến Đan Đông và Hồn Xuân trong 3 tuần.

Theo phân tích của các nhà bình luận chính trị, cùng với kinh nghiệm trước đây khi biên giới Trung – Triều căng thẳng, đây là tín hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc đã khẩn trương chuyển quân sang biên giới giữa hai nước.

Mục đích của việc điều động quân sự này có thể là ngăn chặn làn sóng người tị nạn đổ xô đến Trung Quốc sau khi Triều Tiên xảy ra hỗn loạn, và chuẩn bị hỗ trợ cho một chế độ thân Trung Quốc mới.

Hàng dài xe tăng bọc thép được điều động

Theo CNN, tính mạng của Kim Jong Un đang nguy kịch sau một ca phẫu thuật tim mạch thất bại. Ngay cả nếu sống sót thì ông cũng thành tàn phế, mất khả năng hoạt động thân thể.

Một số cư dân mạng suy luận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc lo lắng như vậy vì sợ bị diệt v.o.ng khi tình hình chính trị Bắc Triều Tiên đột biến.

Internet

]]>
https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-phai-xe-boc-thep-va-xe-tang-dai-hang-km-toi-bien-gioi-trung-trieu-phong-chinh-bien.html/feed 0
GS miễn dịch học Nhật Bản: “Tất cả các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Vũ Hán đã chết” https://chinhtrivietnam.org/gs-mien-dich-hoc-nhat-ban-tat-ca-cac-ky-thuat-vien-phong-thi-nghiem-vu-han-da-chet.html https://chinhtrivietnam.org/gs-mien-dich-hoc-nhat-ban-tat-ca-cac-ky-thuat-vien-phong-thi-nghiem-vu-han-da-chet.html#respond Mon, 27 Apr 2020 09:51:55 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20865 Giáo sư Tiến sĩ Tasuku Honjo:” Tôi đã làm việc 4 năm trong phòng thí nghiệm wuhan của Trung Quốc. Tôi hoàn toàn làm quen với tất cả các nhân viên của phòng thí nghiệm đó. Tôi đã gọi điện cho tất cả bọn họ, sau tai nạn Corona. nhưng, tất cả điện thoại của họ đã chết trong 3 tháng qua. Bây giờ tất cả các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã ch.ế.t.”

Nhật Bản, Giáo sư Tiến sĩ Tasuku Honjo, đã cảnh báo trước truyền thông ngày nay bằng cách nói rằng virus corona không phải là tự nhiên. “Nếu nó là tự nhiên, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thế giới như thế này. Theo bản chất, nhiệt độ là khác nhau ở các quốc gia khác nhau, nếu đó là tự nhiên, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến những quốc gia có nhiệt độ tương đương với Trung Quốc. Thay vào đó, nó đang lan rộng ở một quốc gia như Thụy Sĩ, giống như cách nó lan rộng ở các khu vực sa mạc. Trong khi đó là tự nhiên, nó sẽ lan ra ở những nơi lạnh, nhưng chết ở những nơi nóng. Tôi đã thực hiện 40 năm nghiên cứu về động vật và virus. Nó không phải là tự nhiên. Nó được sản xuất và virus hoàn toàn nhân tạo. Tôi đã làm việc 4 năm trong phòng thí nghiệm Wuhan của Trung Quốc. Tôi hoàn toàn làm quen với tất cả các nhân viên của phòng thí nghiệm đó. Tôi đã gọi điện cho tất cả bọn họ, sau tai nạn Corona, nhưng, tất cả điện thoại của họ đã chết trong 3 tháng qua. Bây giờ tất cả các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã ch.ế.t.”

Honjo Tasuku (本庶 佑 Honjo Tasuku sinh ngày 27 tháng 1 năm 1942 tại Kyoto) là một nhà miễn dịch học người Nhật, được trao giải Nobel danh giá vì công trình khám phá của ông về protein PD-1
“Dựa trên tất cả kiến ​​thức và nghiên cứu của tôi cho đến nay, tôi có thể nói điều này với sự tự tin 100% rằng Corona không tự nhiên. Nó không đến từ dơi. Trung Quốc đã sản xuất nó, nếu những gì tôi nói hôm nay được chứng minh là sai hoặc thậm chí sau khi tôi ch.ế.t, chính phủ có thể rút giải thưởng Nobel của tôi. Nhưng Trung Quốc đang nói dối và sự thật này một ngày nào đó sẽ được tiết lộ cho mọi người.”

Phòng thí nghiệm P4 tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 17/4/2020. (Hector Retamal / AFP / Getty Images)

Honjo Tasuku (本庶 佑 Honjo Tasuku sinh ngày 27 tháng 1 năm 1942 tại Kyoto) là một nhà miễn dịch học người Nhật, được trao giải Nobel danh giá vì công trình khám phá của ông về protein PD-1. Ông cũng được biết đến với nhận dạng phân tử của các cytokine: IL-4 vàIL-5, cũng như phát hiện ra ACD, cần thiết cho sự tái tổ hợp chuyển đổi lớp và siêu đột biến.

Ông được bầu làm cộng tác viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (2001), là thành viên của Học viện Khoa học Tự nhiên Đức Leopoldina (2003), và cũng là thành viên của Học viện Nhật Bản (2005). Năm 2018, ông và và James P. Allison được trao Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa vì khám phá của họ trong điều trị ung thư bằng phương thức sử dụng các tế bào miễn dịch để tấn công tế bào ung thư. Ông và Allison cùng nhau đã giành được 2014 giải Tang thưởng khoa học sinh dược cho cùng một thành tích. Năm 2016, ông nhận Giải Khoa học Y khoa Keio Năm 2016, ông cũng được trao Giải khoa học Phục Đán-Zhongzhi Cũng năm 2016, ông được trao giải Thomson Reuters Citation Laureates . Năm 2017, ông nhận Giải Quỹ Warren Alpert

Honjo tốt nghiệp bác sỹ y khoa năm 1966, Đại học Kyoto, năm 1975, ông nhận bằng Tiến sĩ. trong Hóa học y tế dưới sự giám sát của Yasutomi Nishizuka và Osamu Hayaishi.

Từ năm 1971 đến năm 1974, ông là giảng viên thỉnh giảng tại Khoa Phôi học, Viện Carnegie của Washington và Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người, Viện Y tế Quốc gia. Sau khi học tập tại Mỹ, ông là trợ lý giáo sư tại Khoa Y, Đại học Tokyo từ 1974 đến 1979, và là Giáo sư và Chủ tịch Khoa Di truyền, Trường Y, Đại học Osaka từ năm 1979 đến năm 1984.

Ông là thành viên của Hiệp hội miễn dịch học Nhật Bản và là Chủ tịch của nó từ năm 1999 đến năm 2000. Honjo cũng là một thành viên danh dự của Hiệp hội các nhà miễn dịch học Hoa Kỳ. Từ năm 1984, ông là giảng viên của Đại học Kyoto, và vào năm 2017, ông trở thành Phó Tổng giám đốc và Giáo sư xuất sắc của Học viện Cao học Kyoto (KUIAS).

]]>
https://chinhtrivietnam.org/gs-mien-dich-hoc-nhat-ban-tat-ca-cac-ky-thuat-vien-phong-thi-nghiem-vu-han-da-chet.html/feed 0
Trung Quốc đã ‘đánh mất’ châu Âu vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán? https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-da-danh-mat-chau-au-vi-dai-dich-viem-phoi-vu-han.html https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-da-danh-mat-chau-au-vi-dai-dich-viem-phoi-vu-han.html#respond Mon, 27 Apr 2020 09:19:58 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20859 Sau hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh cấp cao của Chủ tịch Tập Cận Bình với các quốc gia châu Âu trong chuyến công du tới Đức vào tháng 3/2019, năm 2020 được dự kiến là năm ngoại giao của châu Âu và Trung Quốc. Vậy mà, tình thế này đã và đang thay đổi…

Châu Âu đã vô cùng tức giận với hành vi của Trung Quốc trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán; từ việc Trung Quốc che giấu thông tin về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán khiến virus lây lan, tạo thành đại dịch toàn cầu, gây họa loạn đặc biệt cho châu Âu và Hoa Kỳ; đến cái giá “cắt cổ” mà Châu Âu phải trả cho các thiết bị y tế của Trung Quốc, cũng như sự mù quáng của WHO đối với hành động và tuyên truyền của Bắc Kinh. Cách xử lý của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng đã lấy đi lòng tin của châu Âu.

Reinhard Buetikofer, một nhà lập pháp đảng Xanh của Đức, và là chủ tịch phái đoàn quan hệ với Trung Quốc thuộc Nghị viện Châu Âu, cho biết: “Trong những tháng qua, Trung Quốc đã ‘đánh mất’ châu Âu”. Ông trích dẫn những quan ngại về sự dối trá củaTQ trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, về lập trường “cực kỳ hung hăng” của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, và “chiến dịch tuyên truyền đanh thép” về sự ưu việt của TQ đối với phương Tây.

Ông nói: “Họ [TQ] đã vô trách nhiệm để dịch bệnh bùng phát trên thế giới, mà lại thể hiện thái độ trịch thượng, không có thiện chí hợp tác”.

Trong khi chính quyền Tổng thống Trump công khai chỉ trích Trung Quốc, giới chức châu Âu có truyền thống kín tiếng hơn, và cũng một phần vì họ e ngại bị Bắc Kinh “trả đũa”. Trên thực tế, các chính trị gia ở Berlin, Paris, London và Brussels đang bày tỏ mối quan ngại và sự không hài lòng đối với những thông tin của Bắc Kinh về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, và thể hiện sự phẫn nộ sâu sắc với những hậu quả sâu rộng của nó. Một số thành viên EU đang theo đuổi các chính sách giảm phụ thuộc kinh tế vào TQ, và kiểm tra các khoản đầu tư mang tính thâu tóm từ chính quyền này. Điều này có thể gây rủi ro cho quan hệ thương mại Trung Quốc-EU trị giá gần 750 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2019.

Cách đây vài tuần, Trung Quốc tổ chức các buổi hội thảo trên mạng để chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với đại dịch virus ở Vũ Hán – nơi khởi phát dịch bệnh. ĐCSTQ cũng viện trợ các vật tư y tế bao gồm thiết bị bảo hộ, các bộ kit xét nghiệm và máy thở cho các quốc gia bị thiệt hại nặng nhất ở châu Âu.

Đại dịch dường như đem lại cơ hội gắn kết song phương giữa Trung Quốc và châu Âu. Tuy nhiên, điều này không tồn tại được bao lâu…

Ông Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho biết: “Bây giờ, mỗi khi nhắc đến Trung Quốc là bầu không khí ở châu Âu trở nên rất tiêu cực”.

Thái độ châu Âu đối với TQ đã thay đổi!?

Ngày 25/3/2020, các Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm G-7 đã họp qua điện thoại và thể hiện những quan ngại về cách thức Trung Quốc tiến hành trong và sau cuộc khủng hoảng. Các chính khách được thông báo rằng châu Âu và G-7 phải cảnh giác vì Bắc Kinh đang hoạt động “tự tin hơn, mạnh mẽ hơn”, cũng như đang tận dụng bối cảnh các quốc gia khác phải đóng cửa biên giới, theo một nguồn tin từ châu Âu.

Trên truyền thông, các quan chức Trung Quốc “ra rả” bài “tâm lý chiến”, rằng: “Khi sinh mệnh bị đe dọa, việc cứu người là tối quan trọng. Tranh luận ai hơn ai kém trong hai hệ thống xã hội khác nhau chẳng có ích gì”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 17/4/2020 rằng Trung Quốc đã sẵn sàng làm việc với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả các nước châu Âu để “cùng chung tay bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân loại”.

Tuy nhiên, thái độ của châu Âu đã thay đổi.

Hai năm gần đây, các chính phủ châu Âu đã cẩn trọng hơn với Trung Quốc khi “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình bành trướng về thương mại và cơ sở hạ tầng trên khắp lục địa, chiếm đoạt các tài sản chiến lược bao gồm các cảng biển, công ty điện lực và các công ty robot từ Địa Trung Hải đến Biển Baltic. Nhiều quốc gia ở châu Âu đang quan ngại về một sự đe dọa khác của chương trình được gọi là “Made in China 2025” của Bắc Kinh, với tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ chủ chốt của TQ.

Ủy viên EU phụ trách Thương mại Phil Hogan đề nghị tổ chức cuộc họp để thảo luận về vấn đề “làm thế nào để xây dựng chiến lược tự chủ”, thực hiện đa dạng hóa để đảm bảo chuỗi cung ứng. Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ đô-la Mỹ từ gói kích cầu trị giá 1 nghìn tỷ đô-la Mỹ để di dời các công ty sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc.

Trong một cuộc gọi ngày 16/4/2020, các bộ trưởng thương mại EU đã thống nhất về tầm quan trọng của sự phát triển đa dạng hóa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, không chỉ về vật tư y tế và công nghệ pin cho xe chạy điện, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Bước đầu tiên, Berlin lên kế hoạch sử dụng ngân sách quốc gia để bắt đầu dây chuyền sản xuất hàng triệu khẩu trang các loại vào cuối mùa hè năm nay. Trung Quốc hiện đang xuất khẩu 25% khẩu trang trên toàn thế giới.

Ông Joerg Wuttke cho biết cuộc thảo luận về chuỗi cung ứng bắt đầu khi Bắc Kinh đóng cửa cảng biển vào đầu năm 2020, làm dấy lên lo ngại rằng dược liệu sản xuất tại Trung Quốc sẽ không đến được châu Âu, và điều này cũng khiến các nhà hoạch định chính sách nhận thấy rằng cần phải đảm bảo nguồn cung đối với các sản phẩm chiến lược. Một quan chức châu Âu khác cho biết, thậm chí có nhà cung cấp chính thức từ Trung Quốc (không nêu tên) đã phá vỡ hợp đồng cung cấp máy thở, lừa đảo người dân, và phá hoại quan hệ đối tác. “Không nên để ‘toàn bộ trứng vào một giỏ’, người dân cần nhiều sự lựa chọn hơn nữa”, ông Wuttke nói.

‘Đốt cháy những cây cầu nối’ giữa Euro và Trung Quốc

Đương nhiên, kể từ thời điểm đó, nội dung của cuộc tranh luận chính trị ở châu Âu đã thay đổi. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nói với tờ Bild rằng việc Trung Quốc báo cáo bổ sung con số tử vong vào tuần giữa tháng 4/2020 là việc đáng “báo động”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Kinh tế rằng “rõ ràng là phải có gì đó xảy ra mà chúng tôi không biết”. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết sau khi đại dịch kết thúc, Anh sẽ không thể “tiếp tục quan hệ thương mại như thường lệ” với Trung Quốc nữa.

Tờ El Pais của Tây Ban Nha cho biết, sau khi gửi trả lại lô hàng kém chất lượng, Bộ Y tế nước này đã hủy đơn đặt hàng mua bộ kit xét nghiệm kháng nguyên từ công ty Bioeasy của Trung Quốc. Các nhà chức trách y tế phát hiện ra rằng cả hai bộ dụng cụ này đều bị lỗi.

Cuộc khủng hoảng virus Corona Vũ Hán đã khiến nước Anh đảo ngược quyết định cho phép tập đoàn công nghệ Huawei Technologies của Trung Quốc tham gia một phần vào mạng di động 5G của họ. Pháp có thể sẽ không ký hợp đồng với Huawei nữa. Đức sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này vào khoảng giữa năm 2020.

Cô Janka Oertel, giám đốc chương trình châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu ở Berlin cho biết rằng Đức đóng vai trò chủ chốt trong diễn biến này. Dẫn đầu về kinh tế ở Châu Âu, Đức có lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2019 cao hơn tổng hàng hóa xuất khẩu của Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan cộng lại.

Cô Janka Oertel nhận định rằng Trung Quốc vẫn có thể lấy lại sự ủng hộ và giành được vai trò lớn hơn trên thế giới, bằng cách chấp nhận yêu cầu mở cửa thị trường và kiến tạo một “sân chơi” bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp quốc tế. “Đó là điều mà người dân châu Âu sẽ đánh giá rất cao”, cô nói. Tuy nhiên, như mọi lần, cô lưu ý: “Tôi không nghĩ rằng điều này có thể xảy ra”.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/trung-quoc-da-danh-mat-chau-au-vi-dai-dich-viem-phoi-vu-han.html/feed 0