Yun – Chính Trị Việt Nam https://chinhtrivietnam.org Chính Trị Việt Nam Wed, 29 Apr 2020 05:30:45 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.13 Báo cáo chính phủ Mỹ: Khả năng cao virus đến từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán https://chinhtrivietnam.org/bao-cao-chinh-phu-my-kha-nang-cao-virus-den-tu-phong-thi-nghiem-tai-vu-han.html https://chinhtrivietnam.org/bao-cao-chinh-phu-my-kha-nang-cao-virus-den-tu-phong-thi-nghiem-tai-vu-han.html#respond Wed, 29 Apr 2020 05:30:45 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20955 Phòng thí nghiệm tại Vũ Hán có khả năng cao là nguồn của đại dịch Covid-19 vốn đang tàn phá toàn cầu, theo một phân tích của chính phủ Hoa Kỳ khi liệt kê các bằng chứng. Phân tích này cũng kết luận rằng các giải thích khác về nguồn gốc của virus corona là không đáng tin cậy, theo tin từ The Washington Times.

Tài liệu này, được tổng hợp từ các nguồn mở và chưa phải là bản hoàn chỉnh, nói rằng chưa có căn cứ suy luận để đổ lỗi cho virus có từ Viện Virus học Vũ Hán hoặc từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, chi nhánh Vũ Hán. Cả hai cơ sở đều nằm trong thành phố có các ca nhiễm đầu tiên được báo cáo.

Nhưng tài liệu cũng cho biết là có những bằng chứng dựa trên suy luận cho thấy virus này có khả năng xuất phát từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.

Phòng thí nghiệm P4 tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 17/4/2020. (Hector Retamal / AFP / Getty Images)

“Tất cả các nơi khả dĩ khác về xuất xứ của virus này đã được chứng minh là rất khó xảy ra”, tài liệu này kết luận. The Washington Times đã có được một bản sao của báo cáo này. Báo cáo được được biên soạn trong tháng này.

Chính quyền Trung Quốc cho biết nguồn gốc của loại virus này không xác định nhưng ban đầu họ tuyên bố rằng nó có nguồn gốc từ động vật tại một khu chợ ẩm ướt của thành phố Vũ Hán, nơi động vật hoang dã được bày bán. Họ nói rằng virus có thể đã truyền từ dơi sang động vật được bán trong khu chợ vào năm ngoái và sau đó truyền sang người

Giới chức Hoa Kỳ đã ngày càng tỏ ra hoài nghi về thông tin này. Tổng thống Trump đã xác nhận trong tháng này rằng rất nhiều người đang điều tra nguồn gốc của virus. Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang điều tra liệu có phải virus này “thoát ra” khỏi phòng thí nghiệm hay là kết quả của một đợt bùng phát tự nhiên.

“Tại thời điểm này, chưa thể kết luận. Cho dù khả năng cao là đến từ tự nhiên. Nhưng chúng tôi cũng không biết chắc chắn”, ông Milley cho biết vào hôm 14/4.

Bản phân tích của chính phủ Hoa Kỳ nói rằng lời giải thích về vật chủ là không có cơ sở chắc chắn do ca chẩn đoán nhiễm COVID-19 đầu tiên ở người là đến từ một người không có mối liên quan nào đến khu chợ ẩm ướt. Theo thông tin từ Trung Quốc, khu chợ này này không bán dơi.

Trong khi đó, bản báo cáo cho biết có một số hành động đáng ngờ cho thấy virus đã “thoát khỏi” một trong các phòng thí nghiệm, mặc dù Trung Quốc bỏ qua khả năng theo đuổi những manh mối đó.

“Nơi hợp lý nhất để điều tra về nguồn gốc virus đã bị TQ phong tỏa hoàn toàn khỏi cuộc điều tra từ bên ngoài” tài liệu cho biết thêm.

TQ đã thực hiện các bước hà khắc để kiểm soát thông tin về virus kể từ tháng 1.

Trong khi đó, giới chính trị gia Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra liệu có phải virus đến từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán hay không.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết, Hoa Kỳ đang xác định nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán có phải xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc tại thành phố Vũ Hán hay không. Ông cũng cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả nếu như virus này được phát tán một cách cố ý.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nói rằng Bắc Kinh cần phải minh bạch thông tin mà chính quyền này biết. Ông cũng cho biết thêm rằng ĐCSTQ chưa cho phép các nhà khoa học từ các nơi trên thế giới vào Viện Virus học Vũ Hán.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/bao-cao-chinh-phu-my-kha-nang-cao-virus-den-tu-phong-thi-nghiem-tai-vu-han.html/feed 0
Cảnh báo: Các hãng hàng không đang lừa khách hàng để kiếm tiền mùa dịch https://chinhtrivietnam.org/canh-bao-cac-hang-hang-khong-dang-lua-khach-hang-de-kiem-tien-mua-dich.html https://chinhtrivietnam.org/canh-bao-cac-hang-hang-khong-dang-lua-khach-hang-de-kiem-tien-mua-dich.html#respond Wed, 29 Apr 2020 05:03:15 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20948 Mặc dù chưa được cơ quan Hàng không Việt Nam cho phép các chuyến bay, nhưng các hãng hàng không Vj.Air, VN Air lines, Bam boo Airways, Jetstar Pacific Airlines, Vasco vẫn mở bán vé cho khách hàng.

Trước tình trạng này, ngày 26 tháng 4 năm 2020, báo Vietnamnet loan tin, cơ quan Hàng không đã yêu cầu các hãng hàng không trên phải trả lại tiền cho các hành khách. Sự việc đang gây bất mãn cho nhiều người, vì các hãng đã không thực hiện được chuyến bay như đã bán vé cho khách, đồng thời cũng không trả lại tiền.

Trước đó, vào ngày 23 tháng 4, facebook mang tên Vũ Nhật Tuấn đã cảnh báo sự việc trên trang cá nhân của mình, do ông là chủ một đại lý bán vé phi cơ. Ông Tuấn cho biết, hiện tại hãng Vj.Air đang dùng trò huy động vốn, bằng cách bán ra một loạt giá vé rẻ ở các chặng bay nội địa mà chưa được cấp phép.

Thí dụ, nếu một ngày chính phủ chỉ cho hãng này hoạt động 6 chuyến bay, nhưng hãng sẽ bán ra số vé cho 15 đến 20 chuyến. Khi đến giờ bay thì có rất nhiều hành khách không được bay với nguyên nhân là chính phủ bắt huỷ bớt chứ không phải lỗi của hãng.

Lúc này, hành khách có các lựa chọn, bảo lưu tiền vé trong vòng 360 ngày tại hãng, và khi nào mua thêm vé thì sẽ được trừ khi liên hệ với hãng. Nhưng chủ facebook này khuyến cáo rằng, hành khách liên hệ có được hay không mới là vấn đề.

Cách thứ 2, là hành khách sẽ được đổi vé nhưng phải đóng thêm tiền chênh lệch có thể đắt gấp đôi hoặc nhiều lần, nhưng sau khi đổi rồi thì chưa chắc đã được bay.

Như vậy, lợi dụng việc Chính phủ hạn chế số chuyến bay mỗi ngày, cũng như tâm lý ham giá rẻ của người tiêu dùng Việt Nam, các hãng hàng không đang đua nhau móc túi, lừa đảo khách hàng để chiếm dụng vốn. Hiện tượng này cần được Thanh tra lập tức vào cuộc, đồng thời người dân lưu ý để khỏi tiền mất tật mang.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/canh-bao-cac-hang-hang-khong-dang-lua-khach-hang-de-kiem-tien-mua-dich.html/feed 0
Vung tiền dựng tượng Lý Thái Tông liệu có giúp ngành Tòa án giảm án oan – sai? https://chinhtrivietnam.org/vung-tien-dung-tuong-ly-thai-tong-lieu-co-giup-nganh-toa-an-giam-an-oan-sai.html https://chinhtrivietnam.org/vung-tien-dung-tuong-ly-thai-tong-lieu-co-giup-nganh-toa-an-giam-an-oan-sai.html#respond Wed, 29 Apr 2020 04:28:53 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20946 Trong thời điểm đất nước căng mình chống dịch, nhiều bộ ngành không những không đóng góp gì mà còn đề xuất này nọ để bòn rút ngân sách. Dư luận chưa hết nóng khi hết VN Air lines xin 12.000 tỷ để bù lỗ, thì ngành tòa án lại có kế hoạch đặt biểu tượng công lý – tượng vua Lý Thái Tông tại nhiều trụ sở tòa án. Vì sao ngành tòa án lại dựng tượng vào lúc này? Liệu việc dựng tượng có cấp thiết? Liệu khi dựng tượng có làm giảm án oan sai của ngành hay không?

Vừa qua, Phó chánh án TAND tối cao vừa ký công văn gửi TAND các cấp về việc tổ chức lấy ý kiến lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt tại trụ sở TAND tối cao, trụ sở tòa án quân sự và tòa án các cấp. Sau khi lấy ý kiến đóng góp của TAND, Hội đồng phẩm phán TAND tối cao đã lựa chọn vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý của TAND và hoạt động xét xử. Theo dự kiến tượng được đúc bằng đồng đỏ mắt cua truyền thống, kích thước chiều cao lên đến 5,3m.

Hiện người ta dự định đặt bức tượng đồng cao 5,3 mét này trong khuôn viên TANDTC ước tính tốn kém hàng trăm triệu đồng. Như vậy ngoài bức tượng ở TANDTC thì còn phải có thêm 771 biểu tượng công lý nữa (cả nước có 772 đơn vị hành chính có tòa án) đặt ở các đơn vị hành chính có tòa án. Dù kích thước nào đi nữa, thì mỗi biểu tượng cũng ngốn tối thiểu 200 triệu đồng. Nghĩa là cần 154,4 tỷ đồng.

Nhưng liệu có tượng đồng công lý nào giá 200 triệu đồng khi qua ngân sách nhà nước hay không? Khi mà máy xét nghiệm được nâng giá từ 1,5 – 2 tỷ lên thành 5-8 tỷ, thì những bức tượng của vua Lý Thái Tông ai dám đảm bảo nó không được thổi giá lên 3-5 lần? Nếu tính trung bình mỗi bức tượng là 1 tỷ đồng, thì các tượng “công lý” đặt ở các tòa án sẽ ngốn khoản kinh phí lên đến 772 tỷ đồng. Nếu ý tưởng của TAND được duyệt, thì hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của dân sẽ bị hoang phí. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, người dân phải thắt lưng buộc bụng. Ngay thời điểm này hãy dồn toàn lực, suy nghĩ, tiến hành khôi phục kinh tế, xây dựng giải pháp cứu hạn cho người dân. Còn các tượng này có thể làm trong tương lai vì hiện tại nó chưa cấp thiết.

Theo thống kê của Liên đoàn luật sư Việt Nam vừa cung cấp cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong vòng 3 năm đã có 82 vụ án có dấu hiệu oan sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự. Trong đó, có những vụ án được dư luận quan tâm như: Vụ án bị cáo Hoàng Trọng Nghĩa; Hàn Đức Long; Nguyễn Thanh Chấn; Đặng Thị Nga; Huỳnh Văn Nén….Thay vì khắc phục những vụ oan sai, thì ngành tòa án lại đi đầu tư tượng đài. Liệu việc đầu tư tượng đài có làm giảm án oan sai? Liệu đặt tượng đài có làm giảm bớt tiêu cực trong xét xử án không? Liệu việc đặt tượng đài có làm giảm bớt nạn chạy án không? Nói thật công lý ở trong tâm người cầm cân nảy mực, chứ không phải có tượng đài mới có công lý. Dựng nhiều tượng mà người cầm cân không có tâm thì phỏng có ích gì?

Không chỉ tồn tại nhiều án oan sai, mà ngành tòa án còn tồn tại nhiều bất cập. Trước đó, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót trong ngành tòa án. Đó là các vụ tạm đình chỉ còn nhiều, lên tới 22.000 vụ trong năm qua. Đặc biệt, Chánh án tòa tối cao cũng chỉ ra nhiều trường hợp viết bản án cũng có lỗi về chính tả thậm chí viết một đằng tuyên một nẻo. Hoặc có trường hợp 2 bản án cùng số, cùng ngày nhưng khác nội dung khiến dư luận đặt câu hỏi về thẩm phán: “Ok thì nhẹ, không ok thì nặng”.

Đây là thách thức lớn khi sắp tới ngành tòa án sẽ công khai bản án lên cổng thông tin. Cũng theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, trong năm 2017, ngành tòa án sẽ mở lớp tập huấn để viết bản án theo mẫu định sẵn. Lớp học này sẽ mời các giáo viên dạy văn đến dạy về chính tả, ngữ pháp và từng dấu chấm, dấu phẩy. Thẩm phán và thư ký toà đều là những người tốt nghiệp đại học, thậm chí còn cao hơn mà giờ còn phải học viết câu chữ và chính tả, thì không biết giáo viên nào đào tạo cho nổi? Không biết ngành tòa án đã tuyển dụng nhân viên kiểu gì mà để xảy ra những lỗ hổng chết người như thế?

Thiết nghĩ, việc cấp bách hiện nay là ngành tòa án lo xử án cho công tâm, để người dân không bị oan ức phải đánh trống kêu oan với cả tập đơn thư tố cáo trình bày cả 10 năm đi khiếu kiện. Hãy tính đến hiệu quả công việc, đến đạo đức chuyên môn của những người nắm cán cân công lý. Biểu tượng đơn giản dễ hiểu về chiếc cân công lý là quá đủ. Đừng thêm sáng kiến về tượng đài để bòn rút ngân sách trong thời điểm này, mà nên sát cánh cùng chính phủ cùng nhân dân. Thử nghĩ, mỗi ngành, mỗi nghề điều tìm biểu tượng và dựng tượng cho cơ quan mình thì ngân sách đâu mà chịu nổi?

Việc cấp thiết nhất hiện nay, nên trau dồi kiến thức pháp luật và năng lực xét xử cho nhân viên cấp dưới. Xin các cán bộ trước khi đề xuất hãy suy nghĩ tiền thuế của nhân dân có bị lãng phí không? Đừng chỉ nghĩ bòn rút bỏ túi riêng và cùng nhau chia chác. Tội dân lắm.

T.L

]]>
https://chinhtrivietnam.org/vung-tien-dung-tuong-ly-thai-tong-lieu-co-giup-nganh-toa-an-giam-an-oan-sai.html/feed 0
Sếp đoàn xe “Vua” ở Đồng Nai là con và em ruột PGĐ Công an tỉnh Trần Thị Ngọc Thuận? https://chinhtrivietnam.org/sep-doan-xe-vua-o-dong-nai-la-con-va-em-ruot-pgd-cong-an-tinh-tran-thi-ngoc-thuan.html https://chinhtrivietnam.org/sep-doan-xe-vua-o-dong-nai-la-con-va-em-ruot-pgd-cong-an-tinh-tran-thi-ngoc-thuan.html#respond Wed, 29 Apr 2020 04:13:14 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20943 Người nhà của một Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, có trong đoàn xe ‘vua’ Ngọc Minh Anh, vừa bị bắt giữ.

Liên quan đến loạt bài Xe “vua” lộng hành ở Đồng Nai, ngày 28.4 một số nguồn tin cho hay đại tá Trần Thị Ngọc Thuận, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, có người nhà trong đoàn xe “vua” Ngọc Minh Anh vừa bị bắt giữ.

Công an tỉnh Đồng Nai chốt chặn, bắt giữ đoàn xe “vua” Âu Châu và Ngọc Minh Anh trên tuyến tỉnh lộ 25B
Trước khi được bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, đại tá Trần Thị Ngọc Thuận có nhiều năm công tác trong lực lượng CSGT, giữ đến chức Phó trưởng phòng CSGT sau đó được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, trước khi về làm Trưởng công an H.Cẩm Mỹ. Thời điểm đại tá Thuận được bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai (năm 2016) cũng được giao phụ trách lĩnh vực giao thông. Cùng với nhiều lãnh đạo Công an Đồng Nai khác, năm 2019, đại tá Thuận bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Sau đó, Bộ Công an cũng ra quyết định kỷ luật bằng hình thức tương tự.

Cụ thể, khuya 14.4, lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức chốt chặn bắt đoàn xe “vua” Âu Châu và Ngọc Minh Anh. Khi phát hiện công an đang làm nhiệm vụ tại ngã ba Nhơn Trạch thì 4 xe đầu kéo của Công ty TNHH thương mại Âu Châu (61C-304.42, 61C-295.81) và Công ty TNHH MTV Ngọc Minh Anh (60C-237.24, 60C-093.32) vi phạm pháp luật giao thông (chở than đá quá khổ – PV) đã chạy vào “lẩn trốn” tại Trạm dừng chân 69 (cây xăng Ngọc Minh Anh).

Trạm dừng này thuộc Công ty TNHH MTV xây dựng Ngọc Minh Anh (ấp Hiền Đức, xã Phước Thái, H.Long Thành), do Phạm Đức Anh làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc. Ông Đức Anh chính là con ruột của đại tá Trần Thị Ngọc Thuận, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Chưa hết, bà Thuận cũng là chị ruột của ông Trần Quý Trung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Ngọc Minh Anh (khu Phước Hải, QL51B, TT.Long Thành, H.Long Thành). Công ty TNHH MTV Ngọc Minh Anh cùng với Công ty TNHH thương mại Âu Châu (xã Phú Hội, H.Nhơn Trạch) tham gia vận chuyển than đá cho Công ty TNHH Hưng Nghiệp For mosa Đồng Nai.

Tối 28.4, trả lời PV có hay không việc Công ty TNHH MTV Ngọc Minh Anh, Công ty TNHH MTV xây dựng Ngọc Minh Anh liên quan em ruột và con ruột của đại tá Trần Thị Ngọc Thuận nên đoàn xe “vua” chở than lộng hành nhiều năm liền mà không có CSGT thổi phạt, đại tá Nguyễn Văn Kim, Phó giám đốc Công an Đồng Nai, cho biết đã nắm qua thông tin báo chí phản ánh.

“Hiện nay, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã cho các đơn vị nghiệp vụ đi kiểm tra, xác minh thông tin để làm rõ trách nhiệm từng người. Nếu sự việc đúng như báo chí phản ánh liên quan đến người nhà lãnh đạo công an tỉnh thì Ban giám đốc sẽ xem xét xử lý theo quy định của ngành”, ông Kim khẳng định.

Có hay không việc chủ doanh nghiệp Ngọc Minh Anh là em ruột đại tá Trần Thị Ngọc Thuận nên xe của doanh nghiệp này thường được CSGT nể nang không thổi phạt, ông Trần Quý Trung trả lời PV Thanh Niên: “Tôi cũng chỉ làm thuê thôi. Xe của chúng tôi vi phạm thì cũng bị xử lý bình thường chứ không khác gì, như hôm vừa rồi cũng bị bắt mấy chiếc chung với Âu Châu”. Trong khi đó, trả lời PV Thanh Niên qua điện thoại chiều 28.4, đại tá Trần Thị Ngọc Thuận phủ nhận: “Tôi không liên quan gì đến hai công ty này hết”.

Như Thanh Niên đã phản ánh, khoảng 23 giờ 30 ngày 14.4, Công an tỉnh Đồng Nai đồng loạt ra quân với lực lượng tổng hợp tiến hành kiểm tra các xe đầu kéo chở than trên tỉnh lộ 25B (H.Nhơn Trạch).

Lực lượng công an đã tạm giữ tổng cộng 27 xe đầu kéo chở than từ cảng Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) về nhà máy điện thuộc chi nhánh Công ty TNHH Hưng Nghiệp For mosa Đồng Nai (H.Nhơn Trạch), trong đó chủ yếu phương tiện của Công ty TNHH thương mại Âu Châu và Công ty TNHH MTV Ngọc Minh Anh.

Các lỗi vi phạm khiến hàng chục phương tiện bị tạm giữ là chở quá khổ, không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa mà chỉ giao nộp được phiếu cân tải trọng xe ở nơi nhận hàng. Nghiêm trọng hơn, có 7 tài xế không có giấy phép lái xe, 2 trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả, 1 trường hợp dương tính với ma túy.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/sep-doan-xe-vua-o-dong-nai-la-con-va-em-ruot-pgd-cong-an-tinh-tran-thi-ngoc-thuan.html/feed 0
Một công ty TQ ngang nhiên dựng mô hình đường lưỡi bò trong khuôn viên doanh nghiệp https://chinhtrivietnam.org/mot-cong-ty-tq-ngang-nhien-dung-mo-hinh-duong-luoi-bo-trong-khuon-vien-doanh-nghiep.html https://chinhtrivietnam.org/mot-cong-ty-tq-ngang-nhien-dung-mo-hinh-duong-luoi-bo-trong-khuon-vien-doanh-nghiep.html#respond Wed, 29 Apr 2020 03:31:52 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20940 Nhà chức trách yêu cầu Công ty Thâm Việt (Trung Quốc) phá bỏ mô hình giống “đường lưỡi bò” trong khuôn viên nhà điều hành.

Theo ông Mợi, mô hình trái phép này nằm trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh trong khu công nghiệp An Dương, được lập bằng lối đi lát gạch bao quanh một hồ nước nhân tạo; nếu nhìn gần khó phát hiện ra, song quan sát từ trên cao sẽ thấy rõ mô hình giống “đường lưỡi bò”.

Nhà chức trách Hải Phòng đã yêu cầu Công ty Thâm Việt khẩn trương phá bỏ mô hình “đường lưỡi bò”, san phẳng khuôn viên, trả lại nguyên trạng phần đất trồng cây xanh làm công viên. “Nếu chủ đầu tư không thực hiện, thành phố sẽ cưỡng chế”, ông Mợi nói.

Theo ông Lê Anh Quân – Bí thư, Chủ tịch UBND huyện An Dương, cùng với yêu cầu phá bỏ mô hình “đường lưỡi bò”, chính quyền địa phương đã giao Công ty Thâm Việt trong hôm nay (28/4) tháo dỡ ngôi nhà rộng khoảng 400 m2, xây trái phép trên phần đất quy hoạch làm công viên cây xanh ở cuối khu công nghiệp An Dương. Đây là ngôi nhà được chủ đầu tư xây dựng cho công nhân Trung Quốc ở trong thời gian qua.

Tối 28/4, ông Lê Văn Cường – Phó chủ tịch UBND huyện An Dương cho biết, trong chiều nay Công ty Thâm Việt đã cho người đổ đất, lấp đầy “hồ hình lưỡi bò” và đang tháo dỡ ngôi nhà 400 m2 xây trái phép; dự kiến hoàn tất các phần việc theo yêu cầu của thành phố trong ngày mai (29/4).

Trước đó tháng 9/2019, chủ đầu tư khu công nghiệp An Dương xây hàng chục ngôi nhà dành cho lao động Trung Quốc trên đất quy hoạch trồng cây xanh. Chính quyền địa phương đã yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ công trình trái phép này, chỉ để lại nhà tạm phục vụ điều hành thi công tại công trường. Tuy nhiên đến nay Công ty Thâm Việt chỉ tháo dỡ một phần công trình.

Khu công nghiệp An Dương được thành lập năm 2008, tổng diện tích khoảng 800 ha, do Công ty Thâm Việt làm chủ đầu tư với số vốn 175 triệu USD.

Theo Vnexpress

]]>
https://chinhtrivietnam.org/mot-cong-ty-tq-ngang-nhien-dung-mo-hinh-duong-luoi-bo-trong-khuon-vien-doanh-nghiep.html/feed 0
Hỏi dân là biết tài sản cán bộ, nhưng liệu dân có bị tội vu khống vì không bằng chứng? https://chinhtrivietnam.org/hoi-dan-la-biet-tai-san-can-bo-nhung-lieu-dan-co-bi-toi-vu-khong-vi-khong-bang-chung.html https://chinhtrivietnam.org/hoi-dan-la-biet-tai-san-can-bo-nhung-lieu-dan-co-bi-toi-vu-khong-vi-khong-bang-chung.html#respond Wed, 29 Apr 2020 02:08:04 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20937 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa có bài viết quan trọng về một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Ðại hội XIII của Ðảng. Tiền Phong trao đổi với một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia xung quanh bài viết này, đặc biệt là vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ và kiểm soát tài sản quan chức.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị xét xử tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)

Ông Nguyễn Túc, ủy viên Ðoàn Chủ tịch ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam: Thẩm định tài sản cả trên hồ sơ và trong thực tế

Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu không để lọt vào Trung ương khóa mới những người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính cũng chính là mong muốn của mỗi người dân. Bởi như chúng ta thấy, chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, đã có gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự, trong đó có những cán bộ liên quan đến tham ô, tham nhũng với số tiền kỷ lục lên đến hàng triệu đô la.

Nhiều người sau khi được bổ nhiệm làm quan, với quyền cao, chức trọng thay vì tu dưỡng, đạo đức, ra sức phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân thì lại chỉ chăm chăm vun vén bổng lộc, tài sản cho cá nhân, gia đình và người thân. Vì thế, theo tôi, lần này, các cơ quan của Đảng, nhất là Tiểu ban Nhân sự và các cơ quan giúp việc cho tiểu ban cả ở cấp trung ương và cấp địa phương phải thẩm định kỹ lưỡng tài sản nhân sự cả trên hồ sơ và trong thực tế.

Cán bộ lãnh đạo quản lý, lương theo quy định của Nhà nước chỉ có hơn chục triệu, mà sao gia đình lại, con cái, người thân nhiều tiền, nhiều đất đai đến thế? Rồi vợ, chồng, con cái cũng chỉ làm công nhân, viên chức mà lại sở hữu xe sang, biệt thự, thậm chí như dư luận từng phản ánh có trường hợp sở hữu cả resort? Có trường hợp sau khi làm quan thì để vợ, con cái lợi dụng làm ăn, lập dự án, kiếm tiền thiếu minh bạch… Tất cả những cái đó dư luận phản ánh cả rồi. Nay các cơ quan phải xác minh, làm rõ tài sản đó có nguồn gốc ra sao. Nếu không chứng minh được nguồn gốc thì phải xử lý và cương quyết loại khỏi quy hoạch, không giới thiệu vào cấp ủy khóa mới.

Tuy nhiên để thực hiện được việc đó thì các cơ quan chức năng, nhất là các thành viên trong Tiểu ban Nhân sự phải phát huy vai trò tai, mắt của nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội. Phải “bí mật” xuống khu dân cư, hoặc cơ quan nơi nhân sự đó để tiếp xúc, tìm hiểu xem cán bộ đó sinh sống thế nào, tiền bạc ra sao sẽ biết ngay, chứ chỉ dựa vào bản kê khai tài sản hàng năm thì chưa chắc đã phản ánh đúng thực tế. Ngoài ra, cũng nên có cách thức nào đó để công khai danh sách quy hoạch nhân sự vào Trung ương để các tổ chức chính trị, xã hội, như MTTQ giám sát. Nếu chúng ta biết dựa vào dân thì chắc chắn sẽ lựa chọn cán bộ có đức, có tài.

Ðại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Lựa chọn cán bộ phải dựa vào thực chứng ở từng vị trí cụ thể

Vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề cập rất rõ ràng việc đánh giá và lựa chọn cán bộ. Việc này sẽ giúp phát hiện ra những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, thiếu tinh thần tự giác, thiếu tính gương mẫu. Nói về cán bộ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh: “Đừng để cái mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong”.

Theo tôi, cái bên trong mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước muốn nói đến là trí tuệ và ý chí nung nấu của cán bộ với công việc chung. Cán bộ một lòng lo cho dân, cho nước, đó mới là cái bên trong. Còn cái mã bên ngoài, đi xe sang, mặc hàng hiệu thì bất kể ở cấp nào cũng nên loại bỏ bớt đi. Anh hành động, phát ngôn như thế nào để người ta thuyết phục, nể trọng, chứ làm cán bộ cấp cao mà nói câu nào dân chê cười, dè bỉu câu đó thì vứt đi.

Bây giờ lựa chọn cán bộ phải dựa vào thực chứng ở từng vị trí cụ thể, chứ không phải những tiêu chí hình thức chung chung. Chính trị gia có sứ mệnh căn bản là khởi xướng chính sách và thuyết phục được mọi người ủng hộ, tin tưởng thực hiện. Khác với nhà quản lý, điều hành là phải căn cứ vào luật pháp và phải tuân thủ pháp luật.

Chẳng hạn là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì anh hiến kế gì cho Quốc hội, cho Hội đồng nhân dân? Còn ở cương vị quản lý lãnh đạo thì sản phẩm điều hành quản lý của anh là gì? Trong cả một khóa làm chủ tịch tỉnh, nhưng anh lại chẳng làm được cái gì cả. Quy hoạch trước đó nhiều năm anh không làm được, nhiệm vụ quản lý tài chính đất đai không làm được, cứ để thời gian trôi qua, gây tổn hại, thất thoát về nguồn lực.

Ngoài ra, giữ cương vị lãnh đạo mà không làm gì cả cũng không ổn. Nếu cứ ngồi ì ra, không làm gì hết, rồi đến lúc lấy phiếu lại tín nhiệm cao, như vậy đâu phản ánh đúng bản chất vấn đề. Đó chính là cái sơ sài bên trong, là sự rỗng tuếch về trí tuệ, năng lực, phẩm chất.

Cái đầu thì như vậy, còn trong cái bụng thì không có đất nước, không có nhân dân, mà chỉ có gia đình, dòng họ, lợi ích nhóm, bè phái với nhau. Đó chính là nhóm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói là hại nước hại dân, cần phải loại bỏ ra khỏi dự kiến nhân sự.

Theo Tiền Phong

]]>
https://chinhtrivietnam.org/hoi-dan-la-biet-tai-san-can-bo-nhung-lieu-dan-co-bi-toi-vu-khong-vi-khong-bang-chung.html/feed 0
Không còn được cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc chống lưng, Vạn Thịnh Phát vẫn lớn mạnh là vì đâu? https://chinhtrivietnam.org/khong-con-duoc-cuu-bo-truong-cong-an-trung-quoc-chong-lung-van-thinh-phat-van-lon-manh-la-vi-dau.html https://chinhtrivietnam.org/khong-con-duoc-cuu-bo-truong-cong-an-trung-quoc-chong-lung-van-thinh-phat-van-lon-manh-la-vi-dau.html#respond Tue, 28 Apr 2020 13:43:40 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20934 Gia tộc họ Trương từ lâu đã thể hiện ước muốn rũ bỏ “quốc tịch Việt Nam”, năm 2014 bà cùng 9 người trong gia tộc đồng lọat nộp đơn xin thôi quốc tịch VN. Vậy bà Lan và gia đình đã có quốc tịch nào và vì sao lại xin thôi quốc tịch khi ở VN bà đang nắm giữ khối tài sản khủng của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát? Vạn Thịnh Phát dưới bàn tay của bà Trương Mỹ Lan – một thương nhân bán vải nhờ đâu mà có số tiền khủng khiếp lũng đoạn cả Sài thành? Tất cả đều trở nên sáng tỏ khi liên hệ với mối quan hệ giữa gia tộc họ Trương và cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, Thường trực Bộ chính trị TQ, Chủ tịch uỷ ban Chính Pháp trung ương.

Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, do bà Trương Mỹ Lan cầm đầu. Tập đoàn này sở hữu nhiều bất động sản có giá trị lớn, nắm tới 1/3 diện tích khu đất “vàng” đắt đỏ nhất TP.HCM.

Với xuất thân chỉ là một thương nhân bán vải ở chợ An Đông bà Lan nhờ đâu mà trở thành một trong những phụ nữ quyền lực nhất nhì Việt Nam? Tại sao chồng bà, doanh nhân người Hong Kong Chu Nap Kee Eric, không phải là chủ Vạn Thịnh Phát mà lại nhường vị trí cho bà Lan?

Phải chăng vì nếu để bà Lan đứng tên, Vạn Thịnh Phát tha hồ lộng hàng ở VN mà không bị dư luận mảy may nghi ngờ vì ông chủ người Hong Kong cũng như gốc gác của ông ta với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc? Nói như vậy, Vạn Thịnh Phát chả khác nào là DN Trung Quốc núp bóng DN Việt?

Cái đáng bàn là chồng bà Lan lại có mối quan hệ mật thiết với ông Chu Vĩnh Khang, trùm an ninh tình báo của Trung Quốc một thời, họ là anh em họ hàng với nhau. Chu Vĩnh Khang thời còn làm Bộ Trưởng Công An Trung Quốc cũng là lúc vợ chồng bà Trương Mỹ Lan đang làm mưa làm gió ở Sài Thành. Biết bao miếng đất vàng lớn nhỏ đều được Vạn Thịnh Phát thâu tóm hết, khu tứ giác giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ và suốt một dọc hai bên đường Pasteur chạy từ quận 1 qua quận 3, khiến nhiều người nghĩ đường này nên đổi tên là đường Trương Mỹ Lan mới đúng.

Cái đáng nói là trong số các miếng đất rơi vào tay vợ chồng này đa phần đều bị bỏ hoang, thậm chí là để cỏ hoang mọc hoặc cho thuê làm bãi giữ xe vớ vẩn suốt nhiều năm trời. Nếu là một DN bất động sản bình thường, ắt hẳn các khu đất này sẽ mọc lên các tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp thu lại bộn tiền. Nhưng không, Vạn Thịnh Phát sẵn sàng chi tiền thâu tóm cho bằng được rồi bỏ đó.

Liên hệ với mối quan hệ của chồng bà Lan với cựu tình báo Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Bỗng nhiều nghi vấn được đặt ra: Sự trùng khớp về thời gian phất lên như diều gặp gió của vợ chồng họ Trương và sự thăng quan tiến chức của quan tình báo Trung Quốc liệu có phải là ngẫu nhiên? Chính Chu Vĩnh Khang đại diện cho chính quyền TQ cấp Nhân Dân Tệ cho vợ chồng bà Lan thâu tóm đất hòng mưu đồ cho âm mưu tình báo, nguy hiểm hơn là xâm lược sau này? Người Trung Quốc luôn tính toán rất xa, bởi việc chọn bà Lan là ý trung nhân có lẽ đã được hai anh em họ Chu lên kế hoạch bài bản từ lâu?

Điều này có ý nghĩa gì? Những nhà đất đắc địa, có vị trí chiến lược nhất của Sài Gòn lọt vào tay Vạn Thịnh Phát, tức là đã vào tay Trung Quốc. Trương Mỹ Lan và tập đoàn lâu la bên dưới của bà ta chính là những kẻ tiếp tay cho thế lực thù địch của dân tộc thâu tóm, theo đúng nghĩa của chữ.

Việc gia tộc nhà Trương Mỹ Lan dễ dàng rũ bỏ quốc tịch VN cũng có thấy âm mưu, ý đồ sâu xa trong đó. Thời điểm gia đình bà muốn thôi quốc tịch cũng là lúc TQ mới kéo dàn khoan HD 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Phải chăng đó là lúc mẫu quốc yêu cầu các gián điệp về nước để thực hiện nhiệm vụ? Đến khi sự việc dàn khoan lắng xuống, gia đình bà bèn rút đơn để tiếp tục công tác tình báo?

Tại sao đến nay Chu Vĩnh Khang đã bị Tập Cận Bình xử lý trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi,” mà Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vẫn lớn mạnh không ngừng? Phải chăng dù là có thay đổi quan chức thế nào, thì Vạn Thịnh Phát vẫn trung thành phục vụ cho tình báo Hoa Nam, nên vẫn bình yên vô sự trong chiến lược cài cắm người vào VN? Thật quá nguy hiểm nếu tiếp tục để Vạn Thịnh Phát tự tung tự tác như hiện giờ.

H.M

]]>
https://chinhtrivietnam.org/khong-con-duoc-cuu-bo-truong-cong-an-trung-quoc-chong-lung-van-thinh-phat-van-lon-manh-la-vi-dau.html/feed 0
Nóng: Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ 1-5 https://chinhtrivietnam.org/nong-thu-tuong-dong-y-xuat-khau-gao-tro-lai-binh-thuong-tu-1-5.html https://chinhtrivietnam.org/nong-thu-tuong-dong-y-xuat-khau-gao-tro-lai-binh-thuong-tu-1-5.html#respond Tue, 28 Apr 2020 12:20:28 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20928 Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương, từ 1-5-2020 cho hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường. “Chúng ta đạt nhiều thành tích nhưng có một số trục trặc trong điều hành, các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần nâng cao trách nhiệm, chủ trì các cân đối lớn, phối hợp tốt với nhau để bảo đảm an ninh lương thực, xuất khẩu lương thực tốt hơn, thuận lợi hơn” – Thủ tướng nói.

Chiều nay, 28-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về vấn đề xuất khẩu gạo với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL, vựa lúa của cả nước, các tập đoàn, tổng công ty lương thực lớn, một số bộ, ngành.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng cho biết, năm 2020, chúng ta có kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo. Do tình hình dịch COVID-19 và thiên tai, hạn hán, nhiều nước đã dừng xuất khẩu gạo để đề phòng tình trạng khan hiếm lương thực có thể xảy ra.

“Vì thế, chúng ta đã có chủ trương xuất khẩu có kiểm soát để xem xét tình hình sản xuất vụ Đông Xuân, Hè Thu, xem sản lượng, diện tích, năng suất cụ thể để trước hết bảo đảm lương thực cho đất nước 100 triệu dân, đề phòng bất trắc xảy ra. Đây là việc làm cần thiết” – Thủ tướng nhận định.

Nóng:Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ 1-5 - ảnh 1

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP

Thủ tướng cũng cho biết, trong những ngày qua, đã cử các đoàn công tác của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT đi nắm tình hình các tỉnh và nghe các tỉnh phản ánh việc sản xuất lúa ở địa bàn mình. Năm nay, điều đáng mừng là trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL, nhưng do quyết tâm của các địa phương, sự chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta đã chuyển thời vụ sớm, có cơ cấu cây trồng hợp lý, cho nên, năm nay, được mùa lúa.

Sau khi nghe báo cáo của đoàn công tác liên ngành do Bộ Công Thương trình bày, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về phương án điều hành xuất khẩu gạo từ tháng 5-2020. Theo đó, từ 1-5-2020 cho hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không).

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chỉ đạo tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu gạo trong tháng 5, 6 và các tháng tiếp theo, bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp. Bộ Tài chính thực hiện mua đủ dự trữ quốc gia về gạo.

Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ liên quan theo dõi thường xuyên tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự trữ, xuất khẩu; nếu xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia thì báo cáo ngay Thủ tướng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Thủ tướng yêu cầu, trong quá trình điều hành, cần lắng nghe ý kiến đầy đủ của các địa phương sản xuất lúa gạo lớn, các doanh nghiệp sản xuất lớn và người dân. Bộ Công Thương đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% quy định tại Nghị định 107.

Đồng thời đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp thương nhân không thực hiện, cho phép Bộ Công Thương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương rà soát Nghị quyết 107 để đề xuất sửa đổi, khắc phục các bất cập đã và đang phát sinh trong thực tế, trong đó, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” của một số doanh nghiệp, “không có kho, không có cơ sở gì hay vừa qua, có tình trạng, qua khai tờ khai hải quan, có một số doanh nghiệp không làm xuất khẩu tranh thủ đăng ký hạn ngạch”.

Bộ Tài chính cần rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách và thực hiện đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia để có giải pháp phù hợp. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo. Bộ NN&PTNT có trách nhiệm trong việc chỉ đạo xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Các thương nhân, nhà đầu tư cần hợp tác trong vấn đề này.

Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu gạo qua biên giới.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Công Thương tăng cường công tác đôn đốc, giám sát, kiêm tra việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng về vấn đề này.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại cuộc họp, sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc. Riêng vùng ĐBSCL, vụ Đông Xuân tới nay về cơ bản đã thu hoạch xong 1,54 triệu ha gieo trồng, sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn thóc. Sau khi trừ đi nhu cầu tiêu dùng và dự trữ, lượng thóc còn dư có thể xuất khẩu trong năm nay là khoảng 13,54 triệu tấn, tương đương khoảng 6,5-6,7 triệu tấn gạo.

Bộ Công Thương cho biết, đến cuối tháng 4-2020, các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định giãn tiến độ xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 đã có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tốt lên.

Căn cứ bối cảnh trong nước và ngoài nước, xét mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong thời điểm khó khăn nhất đã đạt được, trên cơ sở các số liệu mới nhất về cung – cầu gạo trong nước trước khi bước vào vụ Hè Thu, Bộ Công Thương và các bộ, ngành thống nhất kiến nghị Thủ tướng kể từ ngày 1-5-2020, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

PLO

]]>
https://chinhtrivietnam.org/nong-thu-tuong-dong-y-xuat-khau-gao-tro-lai-binh-thuong-tu-1-5.html/feed 0
Đại sứ TQ chửi công dân ở nước ngòai về nước tránh dịch là “thật đáng kinh tởm”, “vô đạo đức” https://chinhtrivietnam.org/dai-su-tq-chui-cong-dan-o-nuoc-ngoai-ve-nuoc-tranh-dich-la-that-dang-kinh-tom-vo-dao-duc.html https://chinhtrivietnam.org/dai-su-tq-chui-cong-dan-o-nuoc-ngoai-ve-nuoc-tranh-dich-la-that-dang-kinh-tom-vo-dao-duc.html#respond Tue, 28 Apr 2020 11:48:53 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20922 Ngày 17/4, đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy khi giao lưu trực tuyến với đại diện lưu học sinh và các thương nhân Trung Quốc ở Nga thông qua đài CCTV đã kịch liệt chỉ trích những người tự bỏ về nước. Ý kiến của ông Trương đã gây rúng động dư luận.

Đại sứ Trương Hán Huy
Theo trang Deutsche Welle, vị đại sứ Trung Quốc tại Nga này chỉ trích một số người Trung Quốc đã “sấm quan” (xông qua cửa khẩu) trở về nước, thực tế là mang virus về”, “Điều này phải bị lên án về mặt đạo đức”. Ông còn nói: “Hiện giờ dịch bệnh ở Nga không chỉ hỗn loạn, mà còn nguy hiểm”. Theo ông Trương Hán Huy, phán đoán của Nga về tình hình dịch bệnh không thật chính xác, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch trên chặt dưới lỏng, việc xét nghiệm virus chưa đạt đến quy mô cần có. Nhận thức của người dân về phòng dịch bệnh rất yếu, ông phán đoán đỉnh dịch có khả năng xảy ra vào tháng 5.

Tiếp đó, Trương Hán Huy quay sang chĩa mũi dùi vào người Trung Quốc trở về từ Nga để tránh dịch bệnh. Ông nói: “Một số người Trung Quốc thông qua một số con đường để “sấm quan” trở về nước và gây ra việc nhập khẩu virus. Điều này phải bị lên án về mặt đạo đức. Nhưng để trốn tránh trách nhiệm, họ lại nói dối ‘Nga không cho chúng tôi ở lại’, ‘Không có cách nào để sống’, ‘Chúng tôi thực sự không còn cách nào khác, chúng tôi đã bị đuổi về’. Cách tiếp cận này thực sự đáng kinh tởm! Họ ăn cơm hợp tác Trung-Nga nhưng đập tan quan hệ Trung-Nga. Đó là những kẻ vô đạo đức”.

Những lời lẽ ông Trương Hán Huy sử dụng để chỉ trích nặng nề những “người Trung Quốc cá biệt” đã từ Nga “sấm quan” về nước, họ bị lên án về mặt đạo đức như: “thật đáng kinh tởm”, “không có chút đạo đức”, “những người mắc kẹt ở Viễn Đông phải cách ly tại chỗ, đồng thời chuẩn bị sống đến khi đại dịch kết thúc” được đăng tải khiến dư luận rúng động.

Nhiều người tranh luận rằng nhà chức trách có nghĩa vụ chăm lo cho công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài, còn nhiều người khác nói rằng công dân Trung Quốc có quyền hợp pháp được trở về nhà theo mong muốn. “Tại sao chúng ta phải xây dựng một nhà nước? Tất nhiên để bảo vệ công dân, nếu không thì cần nhà nước làm gì?”, “Nếu có xảy ra dịch bệnh ở nước ngoài và người Trung Quốc ở đó muốn trở về nước, thì có vấn đề gì mà không được? Dù với bất cứ lý do gì thì họ đều có thể được về. Tất cả họ đều có thể quay về! Tổ quốc nên mở rộng cánh cửa đón họ vô điều kiện! Phải mở cửa cho công dân của mình! … Sau khi về nước họ có thể bị cách ly trong 14 ngày, nếu măc bệnh phải được điều trị; nhưng trước hết, phải cho phép họ trở về! Trong xã hội hiện đại, một quốc gia không cho phép công dân của mình trở về thực sự là một trò cười trong thiên hạ. Chỉ kẻ ngu xuẩn mới nói ra những lời như vậy!”.

Trong cuộc giao lưu trực tiếp với đại biểu lưu học sinh và thương gia người Hoa ngày 17/4, Trương Hán Huy nói rằng, trước khi dịch bệnh kết thúc, cổng dành cho khách du lịch tại các cửa khẩu đường bộ Trung-Nga sẽ không được mở. Người dân Trung Quốc ở Nga nên từ bỏ “tâm lý cầu xin” và cần nhận rõ là không thể trở về Trung Quốc.

Các cư dân mạng phẫn nộ: “Một nước lớn có trách nhiệm trước hết phải có trách nhiệm với công dân của mình, sau đó hãy nói về cộng đồng vận mệnh của nhân loại!”; “Đóng cửa khẩu quốc gia, để công dân không thể trở về nước, bất kể ở cấp độ pháp lý hay cấp độ đạo đức, thực sự đều không thể biện minh. Là đại sứ mà nói ra được những điều này, thì ngay đến người nước ngoài cũng coi thường. Những lời nói và hành động của nhà ngoại giao có liên quan đến hình ảnh của đất nước đó!”.

Người dân Trung Quốc tại Nga trốn về nước bằng đường bộ

Ngay dưới bình luận, nhiều tài khoản cũng lên tiếng so sánh nói rằng chính quyền Trung Quốc tồi tệ vì đã để người dân trong cảnh hoảng sợ nơi xứ người. Đồng thời những tài khoản này cũng đưa Việt Nam làm ví dụ cho việc thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc khi Việt Nam liên tục tổ chức những chuyến bay vào tâm dịch như Vũ Hán, Ý, Anh… đưa công dân về Việt Nam tránh dịch, còn được Chính phủ Việt Nam cho cách ly miễn phí, chi phí khám chữa bệnh được nhà nước chi trả hoàn toàn đã nhận không ít bình luận ghen tị từ người dân Trung Quốc.

Nghĩa cử đón đồng bào về nước của Việt Nam được người dân Trung Quốc khen ngợi và tỏ ra ghen tị

“Đây mới thực sự là tình người, tình đoàn kết dân tộc”, trích một bình luận của tài khoản Xian Dan bên dưới bài viết của SCMP.

]]>
https://chinhtrivietnam.org/dai-su-tq-chui-cong-dan-o-nuoc-ngoai-ve-nuoc-tranh-dich-la-that-dang-kinh-tom-vo-dao-duc.html/feed 0
Mỹ – Trung tranh cãi kịch liệt khiến hội nghị qua video của G20 bị hủy vào phút chót https://chinhtrivietnam.org/my-trung-tranh-cai-kich-liet-khien-hoi-nghi-qua-video-cua-g20-bi-huy-vao-phut-chot.html https://chinhtrivietnam.org/my-trung-tranh-cai-kich-liet-khien-hoi-nghi-qua-video-cua-g20-bi-huy-vao-phut-chot.html#respond Tue, 28 Apr 2020 09:50:17 +0000 https://chinhtrivietnam.org/?p=20919 Các nhà lãnh đạo của Nhóm G20 ban đầu dự định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh qua video để thảo luận về cách đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán vào ngày 24/4. Tuy nhiên hội nghị đã bị hủy vào phút chót do cuộc cãi vã gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đưa tin, một người tham gia vào công tác chuẩn bị cho hội nghị video tiết lộ rằng Hoa Kỳ khăng khăng buộc WHO phải chịu trách nhiệm trước các biện pháp ứng phó lúc đầu đối với dịch bệnh, nhưng TQ kiên quyết từ chối thảo luận về đề xuất điều tra WHO.

“Do đó, cuộc họp đã bị hủy vào phút cuối”. Nguồn tin nói rằng nếu hai bên đồng ý thỏa hiệp về vấn đề WHO, hoặc ít nhất là đồng ý về cách diễn đạt liên quan tới WHO trong thông cáo chung, hội nghị thượng đỉnh vẫn có thể được tổ chức trong tương lai gần.

Được biết, những người tham gia hội nghị video này bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, cuộc họp này đã không xuất hiện trong chương trình nghị sự chính thức do chủ tịch luân phiên của G20 là Ả Rập Saudi công bố.

South China Morning Post dẫn lời ông Thẩm Đinh Lập (Cheng Dingli), Phó trưởng khoa nghiên cứu quốc tế của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói rằng Hoa Kỳ cho rằng WHO bênh vực TQ và TQ phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất lớn ở Hoa Kỳ. “Quan hệ Mỹ – Trung đã xấu đi rất nhiều, điều đáng lo ngại là nó sẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai”.

Vào ngày 26/3, các nhà lãnh đạo G20 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh video đầu tiên để đối phó với sự bùng phát của đại dịch, và đồng ý thực hiện “tất cả các cách để khắc phục dịch bệnh này”, đưa ra gói hỗ trợ trị giá 5 nghìn tỷ USD để giúp đỡ nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng sau đó, cuộc tranh cãi giữa Mỹ – Trung về vai trò của WHO ngày một kịch liệt. Do đó, ngày 14/4, Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành điều tra các vấn đề về “sai sót nghiêm trọng trong quản lý” của WHO và “che giấu thông tin” dịch bệnh của TQ. Trong thời gian xem xét, Mỹ sẽ tạm ngừng cung cấp tài trợ cho WHO.

Tổng thống Trump cũng liệt kê các sai phạm khác của WHO, bao gồm dễ dàng tin vào ý kiến của TQ, mà không điều tra các ‘báo cáo đáng tin cậy từ các nguồn tin ở Vũ Hán’ vốn mâu thuẫn với các tuyên bố của chính phủ.

Vào ngày 22/4, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng WHO cần điều chỉnh cơ cấu để sửa chữa các khiếm khuyết của mình. Hoa Kỳ không loại trừ yêu cầu thay thế người phụ trách WHO và thậm chí có thể ngừng hẳn hỗ trợ tài chính cho WHO.

Ngoài hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo được tổ chức vào cuối tháng 3, Ả Rập Saudi cũng tổ chức một loạt các cuộc họp trực tuyến liên quan đến các bộ trưởng y tế, thương mại, tài chính, nông nghiệp và lao động của G20. Theo chương trình nghị sự chính thức, một cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng du lịch được lên kế hoạch vào thứ Sáu (1/5) và một cuộc họp trực tuyến khác cho nền kinh tế kỹ thuật số được lên kế hoạch vào ngày 4/5. Cuộc gặp mặt trực tiếp của các nhà lãnh đạo G20 dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại Riyadh từ ngày 21 đến 22/11.

Theo Epoch Times

]]>
https://chinhtrivietnam.org/my-trung-tranh-cai-kich-liet-khien-hoi-nghi-qua-video-cua-g20-bi-huy-vao-phut-chot.html/feed 0